Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

FREE EDUCATION - GIÁO DỤC MIỄN PHÍ

[ FREE EDUCATION - GIÁO DỤC MIỄN PHÍ ] Khi bình luận về các chính sách công từ góc nhìn Tả Hữu, không có thuật ngữ nào gây nhiều hiểu lầm hơ...

[FREE EDUCATION - GIÁO DỤC MIỄN PHÍ] Khi bình luận về các chính sách công từ góc nhìn Tả Hữu, không có thuật ngữ nào gây nhiều hiểu lầm hơn ‘Free’ (Miễn Phí) vì chẳng có gì là miễn phí cả. Nhưng các cuộc tranh luận thường đi lệch vấn đề. Giáo dục là một trong những trách nhiệm của chính phủ. Cả hai bên đều đồng ý chỉ khác nhau ở cách vận hàng và quản lý.

Hiện tại ở các nước Tây Phương hay bất cứ quốc gia tiên tiến nào cũng thừa nhận giáo dục miễn phí là một trong những giải pháp xoá đói giảm nghèo hiệu quả nhất. Ngay cả những nước mới nổi như Thái Lan cũng nắm bắt tư duy này.

Vậy tại sao phải là ‘Miễn Phí’ mà không để cho dân tự lo, không phải là tự do lựa chọn của mỗi cá nhân sao. Đúng, mỗi người đều được đưa ra quyết định riêng nhưng nếu dân chúng không có kiến thức thì họ chẳng khác nào những robot nghe lời người điều khiển.

Chính phủ phải đóng vai trò chính trong việc đầu tư giáo dục, không phải vì dân không đủ giỏi mà những vấn đề ở quy mô lớn.

1. Quy mô tài chính - Trừ những công dân siêu giàu ra thì hầu hết những người còn lại không thể nào có đủ khả năng tài chính để xây dựng trường. Trên lý thuyết thì họ có thể tự nguyên góp tiền nhưng trong thực tế thì đây là điều bất khả thi. Để tự xây thì cần tiền để mua đất, vật liệu, thuê giáo viên và chi phí vận hành. Chính phủ với lượng tiền thuế thu được có thể những điều trên dễ dàng và hiệu quả hơn.
2. Không phân biệt vùng đông hay ít dân - Có thể để người dân tự thực hiện nhưng nếu đó là một thị trấn nhỏ thì làm sao có đủ quy mô về nhân sự để triển khai được. Vì vậy nên chính phủ thay mặt người dân làm điều đó.

Nhưng vì sao phải là ‘Free’, không phải điều đó đi ngược với nguyên lý Chủ Nghĩa Tự Do sao? Hoàn toàn không. Giáo dục là một trong những công ích quốc gia. Cái ‘Miễn Phí’ ở đây là người dân đóng tiền học phí thông qua thuế và chính phủ là người đại diện quản lý thay họ. Nên đây không phải là miễn phí theo nghĩa không cần ai chi trả, mà là được chi trả bởi người trưởng thành cho những ai chưa đi làm. Điều tất yếu ở đây là miễn phí ở cấp tiểu học và phổ thông, còn đại học thì tùy, vì lúc đó con người đã trưởng thành và có thể tự quyết định tương lai và lựa chọn của mình.

Vậy mục đích của Giáo Dục Miễn Phí là gì?

1. TẠO CƠ HỘI CHO TẤT CẢ, KHÔNG PHÂN BIỆT GIÀU NGHÈO - Giáo dục không tính phí giải quyết vấn đề giàu nghèo. Cho dù bạn sinh ra ở một gia đình giàu hay nghèo thì bạn vẫn có cơ hội học tập, đó là bước đệm vào đời của bạn. Còn tương lai bạn ra sao thì tự bạn quyết định. Nhưng vì bạn có cơ hội để bắt đầu như bao người khác ở mặt giáo dục, bạn vẫn có cơ hội để thoát nghèo. Chúng ta không thể nào làm cho mọi người có kết quả như nhau, nhưng phải làm cho tất cả có điểm khởi đầu như nhau, đó là sự công bằng chính nghĩa. 

2. BẢO VỆ TRẺ EM, XÂY DỰNG NỀN TẢNG - Bây giờ giả sử một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình không quan tâm về giáo dục và có cha mẹ vô trách nhiệm? Chúng ta có nên để họ ‘tự do nuôi con’ không? E rằng không. Trẻ em là nền tảng trong tương lai, là những hạt giống non sau này sẽ thành cây, họ phải được bảo vệ. Thông qua giáo dục, chúng ta có thể bảo đảm rằng tất cả sẽ biết đọc viết và có tương lai cho dù họ là ai hay sinh ra ở gia đình thế nào.

3. ĐẦU TƯ VÀO DÂN TRÍ VÀ CHẤT XÁM - Để phát triển một đất nước thì cần cơ chế thị trường và chủ nghĩa tư bản. Ngoài ra, nó cần người dân phải có đủ kiến thức và đủ thông minh để kìm chế những người trong bộ máy chính quyền. Hãy nhìn những người dân ở các đất nước kém phát triển. Nếu hỏi họ về thế nào là tự do, luật pháp là gì hay dân chủ vận hành ra sao thì họ mù tịt. Lỗi đây không phải là ở họ mà là kết quả của hệ thống giáo dục ngu dân. Dân ngu thì dễ trị còn dân khôn thì không. Đầu tư vào giáo dục, miễn học phí là cách để xoá bỏ rào cản trong việc xây dựng dân trí.

4. PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG - Để một nền kinh tế hoạt động thì cần con người, nhưng để nó phát triển thì cần chất xám và tinh hoa. Những yếu tố thúc đẩy một đất nước trở nên giàu có không tìm thấy được ở tài nguyên hay địa lý và ở trong bộ não con người. Tiềm năng của chất xám là vô tận. Một nền kinh tế chất xám có giá trị gấp vạn lần một nền công nghiệp thủ công. Để có được lực lượng lao động đủ trình độ thì phải bắt đầu với giáo dục. Giáo dục miễn phí tạo điều kiện cho tất cả công dân tham gia vào cỗ máy này và không bỏ lại bất cứ ai trừ khi họ tự nguyện.

Chính phủ đầu tư vào giáo dục và miễn học phí không có nghĩa là sẽ tiêu diệt giáo dục tư nhân. Không những vậy, nó giúp xây dựng và củng cố cho việc nghiên cứu của những cá nhân và tổ chức theo đuổi lợi nhuận. Nhưng trước khi có đủ số người tài ba thì cơ chế phải xây dựng nền tảng để đào tạo ra họ.

Giáo dục miễn phí không miễn phí, người dân vẫn trả nhưng gián tiếp bằng những đồng tiền đóng thuế của mình. Những mẫu giáo, tiểu học, trung học và đại học đều được xây bằng công sức của họ. Chính phủ là người đại diện để thực hiện ở quy mô lớn. Muốn phát triển quốc gia, hãy bắt đầu với giáo dục, miễn học phí để tất cả cùng tham gia.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo