Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

KHI NÀO CÓ TỘI?

KHI NÀO CÓ TỘI? Người Việt mình có tư duy pháp lý điển hình của công dân 1 nước công an trị. Thường mọi người cứ thấy ai bị công an bắt là h...

KHI NÀO CÓ TỘI?

Người Việt mình có tư duy pháp lý điển hình của công dân 1 nước công an trị. Thường mọi người cứ thấy ai bị công an bắt là hiểu là người ấy phải có tội. Phải thế nào thì mới bị bắt chứ?!

Cần hiểu là người ta chỉ thực sự có tội sau khi bị tòa tuyên án và bản án có hiệu lực (không còn chống án). Vì thế pháp luật có 3 khái niệm, bị can, bị cáo và phạm nhân. 

Bị can là người bị khởi tố để điều tra, có thể được tại ngoại hoặc TẠM GIAM. Bà Quy đang là bị can.

Bị cáo là người bị tòa đem ra xét xử. Bị can chưa chắc đã thành bị cáo.

Còn phạm nhân mới là người có tội, đã nhận bản án có hiệu lực, đang phải chấp hành án. Bị cáo chưa chắc đã trở thành phạm nhân.

Để 1 người trở thành tội phạm không đơn giản, đầu tiên là người đó bị khởi tố bị can. Sau khi cơ quan CA điều tra để thu thập đủ chứng cớ để chứng minh người đó là tội phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan công tố (Viện Kiểm sát). VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tư pháp. Có nghĩa là VKS phải soi lại xem CA, Tòa án... có làm đúng không, có lạm quyền không.

Sau khi đã có sự phê chuẩn của VKS thì bị can ra tòa, thành bị cáo. Tòa xét xử không chỉ dựa vào kết quả điều tra của CA hay luận tội của VKS mà phải dựa cả vào việc bào chữa của các luật sư các bên. Đôi khi, nhờ có luật sư bào chữa mà bị cáo trắng án, được tha bổng, hoặc phạm nhân được phát hiện bị kết án oan mà được thả và được bồi thường.

Tuy nhiên, dưới chế độ xã nghĩa, đảng CS nắm trọn tất cả các quyền, thì vai trò của luật sư rất thấp, bị lép vế so với CA, VKS và Tòa án. Nói cho vuông, anh em LS nhiều khi sống bằng nghề cò chạy án, nhiều hơn là bào chữa! Anh em dựa vào vai trò bào chữa của mình để kết nối các bên liên quan, làm trung gian "hòa giải" mặc cả giá cho mỗi cái án được tuyên. Từng này tiền thì vào khung này... Đại khái thế. Chuyện đó có khi hiệu quả hơn việc bào chữa!

Cũng vì tình trạng ấy mới dẫn đến tâm lý sợ CA, coi CA luôn đúng và coi thường giới luật sư.

Vụ Gateway là 1 ví dụ kinh điển thể hiện lối suy nghĩ trên của số đông người Việt. Khi bà Quy bị khởi tố bị can, sau đó bị bắt tạm giam, nhiều người hỉ hả bảo nhau: "Ai bảo ngu đi nghe lời bọn luật sư tư vấn đểu, nên mới bị bắt. Cứ ngoan ngoãn nghe lời CA, khai báo trung thực, thì có phải đỡ không, có khi không bị bắt. Ai bảo lu loa lên FB làm gì, làm khó cho CA cơ". vân vân và mây mây.

Theo quan điểm của mình, vụ án này thực ra quá đơn giản để điều tra với các dấu vết hiện trường, camera...cơ bản vì khả năng đây là vụ ngộ sát rất cao, có nghĩa là không có những tội phạm chuyên nghiệp. 

Nhưng cái khó ở đây là mối quan hệ của những chủ nhân của trường quá khủng, nhất là lại liên quan đến lãnh đạo cơ quan CS điều tra và cả TTg khiến cho CA bị sức ép rất lớn từ cả 2 phía. Còn dư luận thì phe chống hay bênh bà Quy cũng dễ bị tình cảm chính trị lấn át lý trí.

Bà Quy, với thân cô thế cô và ít hiểu biết pháp luật như vậy, trong khi bị rơi vào thế có thể bị tội nặng nhất có thể rơi vào vòng lao lý, đương nhiên phải nhờ cậy luật sư và dựa vào mạng xã hội để tìm cách tự bào chữa và phát ngôn những nghi vấn của mình. Việc bà này từ chối 1 mình làm việc với cơ quan điều tra cũng là hợp lý, không có gì đáng trách cả. Tất cả những điều bà làm đều đúng pháp luật. Xin lưu ý là tỷ lệ án oan sai ở VN là rất cao và CA VN thì cũng nổi tiếng về năng lực biến con gấu thành con thỏ! Chuyện đó cũng dễ hiểu, do vai trò của luật sư là quá thấp và VN không có quyền Miranda (quyền im lặng) như ở Mỹ. Bà Quy vào tù rồi sẽ không còn LS kè kè bên cạnh nữa, mong bà may mắn!

Từ ngày mạng XH trở nên phổ biến, dư luận từ đây tạo nên 1 sức ép đáng kể lên chính quyền và những người đầy tớ của nhân dân. Ở VN, CA, VKS, Tòa án cơ bản cũng là anh em cả, LS thì yếu thế, nên sức ép từ dư luận là cần thiết để các cơ quan tư pháp hạn chế việc lạm quyền. Tất nhiên dư luận thì cũng hổ lốn các thông tin, cũng có mặt phải, mặt trái, có thể có thế lực lợi dụng vụ án với mưu đồ chính trị, nhưng tận dụng áp lực dư luận vẫn là việc làm khôn ngoan khi biết chắc quan hệ không thể đương đầu với phía bên kia.

Những người đang hỉ hả chửi bà Quy ngu hãy nghĩ đến 1 ngày nào đó mình hay thân nhân cũng rơi vào tình huống tương tự. Người ta không thể trông chờ vào sự nghiêm minh của pháp luật thì người ta mới phải trông vào mạng XH.

Hiện tại CA vẫn chưa có được lý giải về việc thay áo của cháu bé. Chỉ mới hé lộ thêm chi tiết là cái áo đỏ ướt đẫm mồ hôi được nhét vào balo của cháu, vẫn phải chờ xét nghiệm gen xem mồ hôi của ai. Đây là chi tiết mấu chốt khiến mình nghi ngờ khả năng cháu bị bỏ quên.

Tại sao sau 20 ngày mà vẫn chưa có kết quả xét nghiệm gen cho cái áo đỏ? Mình hiểu là xét nghiệm ADN chỉ mất vài ngày. Chính những nghi vấn và bằng chứng từ FB đã khiến cho CA phải thận trọng hơn trong việc điều tra và buộc họ phải giải đáp được các nghi vấn đó trước khi hoàn thiện hồ sơ truy tố (đại diện CA và VKS cũng nhắc đến các nghi vấn này trên báo chí). 

Vậy bà Quy dựa vào FB là khôn chứ sao lại ngu?

Dương Quốc Chính



Không có nhận xét nào