Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHÔNG HỀ CÓ VIỆC "HƯƠNG CẢNG ĐƯỢC THUÊ 99 NĂM"

Ghi chú lịch sử & giới hạn pháp lý về chủ quyền của Bắc Kinh (giúp "thông não" cho những kẻ sì sụp vái lạy Bắc Kinh): KHÔNG HỀ...

Ghi chú lịch sử & giới hạn pháp lý về chủ quyền của Bắc Kinh (giúp "thông não" cho những kẻ sì sụp vái lạy Bắc Kinh):
KHÔNG HỀ CÓ VIỆC "HƯƠNG CẢNG ĐƯỢC THUÊ 99 NĂM"

Đặc khu Hương Cảng hiện nay gồm: đảo Hương Cảng (香港 Hong Kong), đảo Cửu Long (九龍 Kow Loon), và bán đảo Tân Giới (新界 New Territories) [ngoài ra có thể kể thêm đảo Đại Tự Sơn 大 嶼 山, tên cũ là Lạn Đầu: Lantau]
A/ Theo ký kết giữa Nhà Thanh và Vương quốc Anh vào năm 1898, CHỈ CÓ KHU "TÂN GIỚI" (gồm cả Lạn Đầu) là nước Anh thuê trong 99 năm (hết hạn vào năm 1997).
Trước đó, vào năm 1842 đảo HƯƠNG CẢNG ĐƯỢC NHƯỢNG LẠI VĨNH VIỄN CHO VƯƠNG QUỐC ANH - theo Hiệp ước Nam Kinh (南 京 條 約 "Nam Kinh điều ước").
Rồi vào năm 1860, đảo CỬU LONG CŨNG ĐƯỢC NHƯỢNG LẠI VĨNH VIỄN CHO VƯƠNG QUỐC ANH - theo Hiệp ước Bắc Kinh (北京條 約 "Bắc Kinh điều ước").

B/ Như vậy, đến năm 1997 thì đương nhiên khu Tân Giới được trả lại cho thể chế thủ đắc chủ quyền tại Hoa lục (chế độ Bắc Kinh) sau khi hết thời hạn thuê 99 năm. Còn Hương Cảng, Cửu Long vẫn thuộc quyền sở hữu của nước Anh.

Bấy giờ, trong thập niên 90 của thế kỷ vừa qua (thế kỷ 20), Đặng Tiểu Bình đã tiến hành thương thảo với Thủ tướng Anh Margaret Thatcher để MUA lại Hương Cảng & Cửu Long. Ngân khoản trong việc mua bán lãnh thổ không được tiết lộ. Bà Thatcher đã đặt ra yêu cầu: Anh đồng ý nhượng lại nhưng với điều kiện ràng buộc là Bắc Kinh phải cam kết cho toàn bộ "Đặc khu Hương Cảng" hưởng chế độ tự trị trong 50 năm (1997-2047).

Đến đây quí bạn hiểu rồi đó. Bởi vì Hương Cảng không phải là lãnh thổ được thuê 99 năm mà hết thời hạn thì phải trả lại (chớ không được quyền đặt ra yêu cầu này kia). Đây hoàn toàn là một "thương vụ" về lãnh thổ nên bên bán (Anh) mới có quyền đặt ra điều kiện cho bên mua.

Đặng Tiểu Bình đã chấp nhận bằng việc đồng ý với Bộ Luật cơ bản (Basic Law) áp dụng chế độ tự trị cho Hương Cảng.

C/ Tự trị, nghĩa là sao?
Trong 50 năm (từ 1997 đến 2047), Hương Cảng được quyền duy trì một hệ thống riêng trong các lĩnh vực điều hành bên hành pháp, lập pháp, cũng như tư pháp, gồm cả lực lượng cảnh sát, đồng tiền riêng (đôla Hong Kong, chớ không xài Mao tệ), quan thế, nhập cư... Bắc Kinh chịu trách nhiệm về mặt ngoại giao và quốc phòng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã can thiệp vào việc sắp xếp Đặc khu trưởng, chèn người vào Viện Lập pháp, vào lực lượng cảnh sát dành riêng cho Hương Cảng... Người dân biểu tình rầm rộ nhằm kiên quyết buộc chế độ Bắc Kinh "đã nói thì phải giữ lời", theo đúng cam kết và tuân thủ Bộ Luật cơ bản (Basic Law).

Nhiều người không hiểu đã vội binh vực Bắc Kinh có chủ quyền hoàn toàn đối với Hương Cảng. SAI! Nói cho có ngằn là vầy: chế độ Bắc Kinh chỉ có chủ quyền giới hạn, trong 50 năm (1997-2047), thay mặt Hương Cảng trên lãnh vực ngoại giao và quốc phòng (nếu minh chứng có "nước ngoài" thực hiện xâm lược Hương Cảng để đưa quân đội vào bảo vệ).

Mấy ông tướng lĩnh của nước Trung bặm trợn đe dọa đưa xe tăng vào Hương Cảng trấn áp người biểu tình. Cái này là "rung cây nhát khỉ". Tại sao nói vậy? Bởi đưa xe tăng vào là sái với Bộ Luật cơ bản (Basic Law), là mấy ông tướng ngủ mớ nên quên béng Hương Cảng KHÁC với các tỉnh trong nội địa nước Trung! Thành thử ngành ngoại giao của Bắc Kinh đủ khôn để không tuyên bố "rừng rú" cỡ đó.

THAY LỜI KẾT
Nếu Bắc Kinh nóng mặt mà can thiệp càng lúc càng thô bạo vào quyền điều hành của Đặc khu Hương Cảng, tức đồng nghĩa với việc đơn phương vi phạm, đơn phương xé bỏ "Bộ Luật Cơ bản" (Basic Law)! Và do đó, việc ký kết giữa Bắc Kinh (Tàu) với Luân Đôn (Anh) chung quanh thương vụ mua lại Hương Cảng rất có thể phải xem xét trở lại... 

Boris Johnson, Thủ tướng Anh đương nhiệm, đang có được hậu thuẫn từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tiến trình Brexit (nước Anh rời khỏi EU) được giải quyết, mở đường cho nước Anh được rộng tay cùng với Mỹ chơi "big game" tại châu Á...

Nguyễn Chương MT












Không có nhận xét nào

Quảng Cáo