Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

KINH TẾ VIỆT KIỀU

[ KINH TẾ VIỆT KIỀU ] Việt Nam từ một đất nước nghèo nàn hiện nay đang phát triển với mức đáng nể. Một trong những yếu tố quyết định chính l...

[KINH TẾ VIỆT KIỀU] Việt Nam từ một đất nước nghèo nàn hiện nay đang phát triển với mức đáng nể. Một trong những yếu tố quyết định chính là sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp của thành phần “Việt Kiều.” Tức những người Việt hoặc gốc Việt đang sinh sống và làm việc ở ngoài nước.

Để hình dung ra bức hình thì chúng ta nên suy ngẫm về những con số sau đây.

1. Hiện tại dân số trong nước là 96 triệu, có 4.5 triệu người Việt đang ở ngoài lãnh thổ. Nghĩa là thành phần Việt Kiều chiếm 4.5% dân số. Đây là lực lượng không ít.
2. Đứng đầu là ở Mỹ với 2.2 triệu, thứ 2 là Campuchia với 600,000 đa số không có quốc tịch, thứ 3 là Nhật, thứ 4 là Pháp và thứ 5 là Úc. Việt Kiều sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Từ Châu Âu cho đến những nước ở Trung Đông.
3. Hình thức để trở thành Việt Kiều phổ biến nhất là: vượt biên (đa số người Việt dùng cách này sau 1975), kết hôn, du học định cư và xuất khẩu lao động. Ngoài ra thì một số liều mạng đi chui ở lậu bất chấp tính mạng để xuất ngoại.
4. Trong năm 2019, Việt Nam nhận được tầm 16.7 tỷ USD tiền kiều hối. Chủ yếu từ những người đi xuất khẩu lao động và người quen ở ngoài nước đem tiền về cho gia đình hoặc đầu tư. Đây có thể nói là một trong ngành xuất khẩu hàng đầu của đất nước.
5. Mỗi năm có tầm 100,000 Việt Nam ra nước ngoài định cư. Hình thức phổ biến nhất là kết hôn, đừng đầu là lấy chồng Đài Lan và Hàn Quốc. 
6. Với 16.7 tỷ USD, “Kinh Tế Việt Kiều” góp 6-7% cho nền kinh tế nước nhà. Trong giai đoạn suy trầm và khủng hoảng trước đây, nếu không có lượng tiền này thì rất khó để Việt Nam phát triển.
7. Tính trung bình thì mỗi “Việt Kiều” đóng góp $3,000-4,000 cho nền kinh tế Việt Nam.
8. Trong năm 2018, có 4,472 hồ sơ xin bỏ quốc tịch và 45 hồ sơ nhập tịch Việt Nam.

Từ những con số trên, chúng ta có thể thấy rằng Việt Kiều đã góp không ít công sức cho đất nước qua nhiều hình thức khác nhau. Trước đây sau 1975 thì bị gọi là “đu càng” và “lưu vong” thì bây giờ được chào đón với những thuật ngữ như “Kiều bào” và “Khúc ruột ngàn dặm.”

Mặc dù vậy nhưng nhà nước này là tổ chức vô tâm. Nếu ngoan ngoãn gửi tiền về thì gọi là “Việt kiều yêu nước,” nếu chống phá thì gọi là “phản động,” nếu chết ở xứ người thì mặc kệ còn nếu thành công thì sẽ canh me để lấy tiếng.

Nếu một người bình thường ở quốc nội có thể tạo ra $3,500/năm thì một người lao động ở nước ngoài có thể tạo ra và mang về gấp 10 lần con số đó. Vì sự chênh lệch giữa thu nhập và năng suất quá lớn giữa trong và ngoài nước nên chủ trương của chính quyền là thúc đẩy người dân đi xuất khẩu lao động ở mọi nơi. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Âu hay Trung Đông - nơi đâu cũng có người lao động Việt Nam đang bán sức để kiếm tiền.

Những chai nước nắm, nước tương hay cá khô được xuất khẩu chỉ để phục vụ cho lượng người Việt ở ngoài nước. Vì ngoài họ ra thì không ai lại ăn những thứ đó. Những gia đình nghèo đói nếu có người thân ở các nước Phương Tây sẽ được cứu vớt vì có đường dây cứu trợ này.

Trước đây thì người Việt ra đi trên thuyền, mạo hiểm với mạng sống để làm người tỵ nạn. Bây giờ thì làn sóng đó vẫn tiếp tục nhưng khác hình thức. Người có điều kiện thì đầu tư mua hộ chiếu, gia đình khá giả thì cho con cái đi du học định cư, nhà quê có con gái thì thúc đẩy nó lấy chồng Đài Loan Hàn Quốc, nhà nghèo thì vay tiền để đi xuất khẩu lao động và ai liều mạng thì trốn chui sống lậu. Những cô gái nào may mắn thì yêu được một anh Việt kiều hay chàng Tây, những ai có tài thì tìm việc ở các nước tiên tiến.

Tất cả đều theo đuổi cuộc sống mới. Có người thành công, có người thất bại, người hợp pháp người thì bất hợp pháp. Ai cũng muốn làm mọi cách để biến khỏi nơi họ gọi là quê hương để nuôi sống gia đình mình. Họ không còn niềm tin ở đất nước này nữa, họ muốn lưu vong, muốn biến mất, dù phải sống chui hay làm lậu. Họ, những Việt Kiều. [29.10.2019]
 
Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào