Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LÝ DO.

LÝ DO. Mấy hôm nay trên mạng xuất hiện nhiều bài viết mang tựa đề NGƯỜI RƠM. Người Rơm ở đây, tác giả ám chỉ những người VN sang Châu Âu lao...

LÝ DO.

Mấy hôm nay trên mạng xuất hiện nhiều bài viết mang tựa đề NGƯỜI RƠM. Người Rơm ở đây, tác giả ám chỉ những người VN sang Châu Âu lao động bất hợp pháp. Tác giả mô tả cảnh sống chui nhủi, lén lút, khổ cực trong rừng của các người này và khuyên người trong nước nên nghĩ lại trước khi dấn thân vào con đường nguy hiểm.

 Tôi cũng không hiểu tại sao họ chọn con đường đi chui thay vì đàng hoàng đăng ký đi XKLĐ? Đường nào cũng ra nước ngoài kiếm tiền chứ có gì khác đâu? May quá, hôm nay đọc được bài viết của Người Buôn Gió, hiện đang sinh sống ở Đức, đã giải tỏa được tâm trạng của tôi. Bài dài, chỉ xin trích dẫn một đoạn để quý bạn tham khảo:

"....Hôm qua có anh bạn bên Mỹ sang, mời anh ấy ra quán ăn, gặp em Yến.

Em Yến hỏi.

- Anh ơi, thế đéo nào khổ thế mà họ vẫn cứ đi anh nhỉ, em đéo hiểu sao nữa.

Trời , ai hỏi chứ em Yến mà còn hỏi câu đấy thì hết nói. Em ấy thuộc dạng tinh thông, am hiểu về cuộc sống người nhập cư bất hợp pháp ở đây trong tốp những người hiểu biết nhất. Em ấy phiên dịch trong trại tị nạn, cô giáo dạy tiếng Đức, em ấy uống rượu và hút thuốc lá , chửi bậy hơn đàn ông. Một người có học , làm việc ở môi trường như thế, phong cách sống bụi như thế, hơn ai hết em ấy hiểu rõ mặt trắng đen của vấn đề này. Vậy mà em ấy còn thốt lên câu hỏi đó.

Thực ra câu hỏi của em ấy nó là sự chán ngán , xót xa cho thân phận người chứ chẳng phải là em ấy hỏi vì không biết gì.

Thế vì sao họ phải ra đi, vì nghèo, vì không có việc ...cái này chỉ đúng một phần, một phần trong số họ cũng không nghèo, có người đặt sổ đỏ vay mượn để đi, có người nhà họ có đủ tiền để trả luôn cho chuyến đi.

Tại sao họ sang đây khổ sở thế, vạ vật làm thuê chui lủi, đồng lương chẳng đáng bao nhiêu, thu nhập làm trồng cỏ thuê được 100 triệu đến 150 triệu một tháng nếu suôn sẻ, nếu bị cướp, bị lừa , bị bắt mất trắng mà chuyện thế xảy ra thường xuyên. Thu nhập phụ bếp, làm móng tay tầm 30 đến 40 triệu trừ tiền nhà , tiền ăn uống mất cũng đến 2/3. Còn lại chả được bao nhiêu để gửi về.

Nhưng đó chỉ là khoảng 5 năm đầu tiên. Mục đích của cuộc ra đi nằm ở tầm 5 năm sau này. Có người thì nhanh hơn chỉ 2 hay 3 năm đã lo được giấy tờ.

Sau tầm vài năm, người ta bắt đầu sinh con, nhận bố , nhận này kia để có được giấy tờ ở lại. Cuộc sống của họ rẽ sang trang khác, tất cả mục đích của những người đi giàu hay nghèo nằm ở chính chỗ này.

Ở Việt Nam bạn có 1 tỷ, bạn không bỏ ra mạo hiểm đi nước ngoài như họ, bạn sẽ làm gì với 1 tỷ tiền vốn đấy?

Liệu với 1 tỷ tiền vốn ấy bạn bỏ ra, sau 5 năm làm ăn ở quê nhà, bạn có bảo đảm được tương lai của bạn và con bạn không? Bạn sẽ không phải lo lắng về bệnh tật, học hành cho gia đình mình. Bạn không phải chạy chọt, hối lộ suốt cả quãng đường trưởng thành của con bạn không.?

Ở nước ngoài, như ở Đức này chẳng hạn. Khi bạn đã có giấy tờ, bạn được nhà nước nuôi nấng đầy đủ , nhà cửa, giáo dục, y tế. Trong thời gian ấy bạn đi làm lậu thêm kiếm tiền, thế là bạn ăn trắng gọn số tiền lương làm lậu 30 đến 40 triệu ấy. Chỉ cần 2 năm là bạn có tiền tỷ. Điều đáng nói hơn là tương lai của bạn và con cái bạn đã ổn định. Bạn không phải lo chạy trường, xin việc cho con, bạn không phải lo ốm đau bệnh tật tiền đâu ra chữa trị. Nếu vợ chồng bạn sinh đứa con thứ ba, bán cho người khác nhận bố với giá 40 đến 50 nghìn Euro, gia đình bạn có món tiền lớn để bù vào những chi phí đã bỏ ra ban đầu.

Vậy sau 5 năm bạn đã trả hết khoản đầu tư ban đầu, đổi lại bạn có một tương lai ổn định, điều mà bố mẹ các bạn ở quê nhà mong đợi.

Vì thế các bậc cha mẹ ở quê nhà mong cho con đi, lo cho con mình đi lậu ra nước ngoài khi con mới mười chín, đôi mươi. Họ vay mượn hay cầm cố hoặc khá giả bỏ tiền ra cho con đi vì thế. Vì chỉ một lần như thế thôi, suốt đời họ sau này không phải lo cho con mình, chẳng những thế những đứa con kia khi ổn định sẽ lo cho họ phần đời còn lại. Con họ trở về thăm gia đình trong vai Việt Kiều khá giả, nhà nước lại càng trân trọng họ".

Ngô Trường An / Người Buôn Gió



Không có nhận xét nào