Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về niên đại bộ Nam Hà Tiệp Lục

Về niên đại bộ Nam Hà Tiệp Lục Bộ Nam Hà Tiệp Lục 南河捷錄 thì nếu bạn nghiên cứu sử Đàng Trong, chắc không sớm thì muộn, cũng nghe hay đã đọc v...

Về niên đại bộ Nam Hà Tiệp Lục

Bộ Nam Hà Tiệp Lục 南河捷錄 thì nếu bạn nghiên cứu sử Đàng Trong, chắc không sớm thì muộn, cũng nghe hay đã đọc về nó.

Còn nếu bạn chưa đọc về nó, thì xin mời bạn tải bản dịch của thầy Trần Đại Vinh tại đây >> http://www.vjol.info.vn/index.php/index/search/authors/view?firstName=T%E1%BA%A1p%20ch%C3%AD&middleName=&lastName=NCPT&affiliation=T%E1%BA%A1p%20ch%C3%AD%20Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20v%C3%A0%20Ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n&country=VN



Theo mình được biết, xưa nay, các nhà nghiên cứu Việt Nam thường khẳng định niên đại của bộ sách này là năm 1811.  Đây là do họ dựa vào bài tổng bạt cuối sách với câu "Chợt năm Tân Mùi [1811] hoàng triều Gia Long, tháng Tám tôi theo anh là Thân lên thành Thăng Long ứng khảo ... tôi bèn không hiềm là cố chấp, quê mùa, thu thập ghi chép các sách đời trước ...".

Nhưng có đúng là năm 1811 là niên đại của bộ Nam Hà Tiệp Lục như các học giả Việt Nam nêu ra không ? Thì thưa bạn, khi mình đọc bản Hán ngữ Nam Hà Tiệp Lục trong bộ Nam Phong Tạp Chí, thì câu trả lời  là KHÔNG.

Bản Hán ngữ Nam Phong Tạp Chí mà bạn cần đọc nằm trong DVD5 số 1250163, tên file pdf là Q22_HV_125-130_T130.pdf, trang 2.

Đây là đoạn nằm trong phần PHÀM LỆ của bộ Nam Hà Tiệp Lục, mà thầy Trần Đại Vinh đã dịch là "Một là từ khi Đoan quốc công [Nguyễn Hoàng] vào Thuận Hóa trở về sau và trước khi VƯƠNG THƯỢNG [chỉ quân Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài] chưa vượt qua sông Gianh đều chuyên dùng niên hiệu vua Lê, cho nên niên biểu liệt kê theo năm để tiện xem.".

Nhưng theo bản Hán ngữ phần Phàm Lệ trong Nam Phong Tạp Chí này, thì ngài tác giả Lê Đản chưa bao giờ có viết gì về Vương Thượng [chỉ quân Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài] như thầy Trần Đại Vinh đã dịch cả.  Mà đáng ra, ở đây câu Hán ngữ là "一自端國公入順以後德令[註世祖也]未渡靈江以前 nhất tự Đoan quốc công nhập Thuận dĩ hậu, Đức lệnh [chú Thế Tổ dã] vị độ Linh Giang dĩ tiền" tức dịch là "Một là từ khi Đoan quốc công [Nguyễn Hoàng] vào Thuận [Hóa] trở về sau, [và] trước khi Đức lệnh [chú thích: là Thế Tổ vậy] chưa vượt sông Gianh", nên bạn thấy đó, không có Vương Lệnh chỉ quân Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài nào như thầy Trần Đại Vinh đã dịch cả.

Mà nhơn vật Thế Tổ này là ai và tại sao lại liên quan tới việc dùng niên hiệu nhà Lê ? Thì nếu chúng ta tra lại sử, Thế Tổ chính là miếu hiệu của vua Gia Long (tức chúa Nguyễn Ánh xưa), và sự việc chưa vượt sông Gianh, chắc là chỉ cho giai đoạn trước tháng 5 năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh đã dẹp quân Tây Sơn, lấy lại Phú Xuân, nhưng chưa lấy niên hiệu Gia Long, và chuẩn bị ra đánh Bắc dẹp Tây Sơn.  Và chắc ai đọc sử miền Nam cũng biết, là các chúa Nguyễn, đến luôn chúa Nguyễn Ánh, đều lấy niên hiệu nhà Lê, cho tới khi chúa Nguyễn Ánh vào tháng 5 năm 1802 tự lấy niên hiệu Gia Long, như sử Đại Nam Thực Lục đã chép là "Nhâm tuất, năm Gia Long thứ 1 [1802], mùa hạ, tháng 5, ngày mồng 1 Canh ngọ, lập đàn ở đồng An Ninh hợp tế trời đất cáo về việc đặt niên hiệu".

Và dĩ nhiên miếu hiệu Thế Tổ ở đây không là để chỉ cho ngài Trịnh Kiểm, vì thời ngài Trịnh Kiểm, chưa có vụ Trịnh Nguyễn phân tranh.  

Lẫn nếu ngài Lê Đản là một quan hay sĩ phu vương triều Nguyễn thời vua Gia Long, thì không thể nào lại có việc ngài viết cụm từ "Vương Lệnh" trong phần Phàm Lệ để mà chỉ cho các chúa Trịnh cả.

Mà chúng ta biết là miếu hiệu của một vị vua chỉ có sau khi vua băng hà.  Như vậy nếu Thế Tổ là miếu tổ vua Gia Long và nó được viết rõ ràng ở phần Phàm Lệ này, thì có nghĩa là niên đại bộ Nam Hà Tiệp Lục không thể nào sớm hơn ngày 19 tháng 12 năm Kỷ Mão âm lịch, hay ngày 3 tháng 2 năm 1820 dương lịch, khi vua Gia Long băng hà cả.

Vậy từ hai chữ Thế Tổ trong phần Phàm Lệ, chúng ta biết niên đại bộ Nam Hà Tiệp Lục này sớm nhất phải là vào cuối năm 1819 âm lịch, hay đầu năm 1820 dương lịch, chứ chưa bao giờ là vào năm 1811 như các học giả Việt Nam đã khẳng định cả.

Nhưng nếu đúng là niên đại bộ Nam Hà Tiệp Lục sớm nhất là vào cuối năm 1819, đầu năm 1820, thì chúng ta lại phải đặt ra thêm một câu hỏi, thế trong phần Tổng Bạt, ngài Lê Đản lại viết là từ năm 1811 ngài đã thu thập thông tin để viết.  Vậy với những gì mà ngài viết (xem ra rất là thông thường và giản lược) bắt đầu từ năm 1811, có đúng là ngài cần tới gần 10 năm để viết không ? Theo bạn thì sao ? 

Và chúng ta lại phải đau khổ hỏi thêm một câu hỏi nữa, là tại sao trong phần Phàm Lệ này, thầy Trần Đại Vinh, hình như là một vị thầy chuyên về vương triều Nguyễn, lại có thể đọc bản Hán ngữ nào đó, và tin rằng ngài Lê Đản có viết Vương Lệnh là để chỉ cho quân Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài, chưa vượt sông Gianh ? Chả phải ai ai mà biết chút về sử Đàng Trong, đều biết rằng các chúa Nguyễn, đến tận chúa Nguyễn Ánh, đều dùng niên hiệu nhà Lê hay sao ? Làm sao thầy là một bậc thầy chuyên về sử vương triều Nguyễn, lại không thấy điều này, mà lại dịch Vương Lệnh [chỉ quân Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài] bạn nhỉ ?

Và mình cũng thấy khá là kỳ lạ, là bản Hán ngữ mà thầy Trần Đại Vinh dịch, không hiểu tại sao người ta không cho tải xuống >> http://www.vjol.info.vn/index.php/ncpt-hue/article/view/7389.  À, khi mình đọc bản Hán ngữ của bộ Nam Phong Tạp Chí so sánh với bản dịch Quốc ngữ của thầy Trần Đại Vinh, mình thấy bản thầy dịch sai vài địa danh, đoạn văn Hán ngữ trong bộ Nam Hà Tiệp Lục.

Cuối cùng, mình thắc mắc là thầy Trần Đại Vinh đã dịch bộ này từ năm 2012, tức là quá 7 năm rồi, xin đừng nói mình là người đầu tiên phát hiện vụ niên đại này nhé.  Vì chả lẽ không ai đọc lại bản Hán ngữ à ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo