Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHÂU ÂU KHÔNG YÊN TĨNH

CHÂU ÂU KHÔNG YÊN TĨNH Một số bạn đọc muốn tôi viết sâu về vấn đề Trung Đông và châu Âu, để từ đó thấy thêm các bước đi của EU tại bàn cờ Ho...

CHÂU ÂU KHÔNG YÊN TĨNH

Một số bạn đọc muốn tôi viết sâu về vấn đề Trung Đông và châu Âu, để từ đó thấy thêm các bước đi của EU tại bàn cờ Hong Kong. 

Vốn quan sát Việt-Trung-Mỹ là chính yếu trong 10 năm nay nên tôi ít viết về EU, nên giờ viết có gì chưa đầy đủ thì mong các bạn góp ý, bổ sung.

Lúc này chúng ta nhìn về Châu Âu là hết sức cần thiết, nhất là khi sự ổn định và đoàn kết của khối này là nhân tố quyết định sự bao vây Trung Quốc của Mỹ sẽ tiến triển nhanh hay chậm.

Dù thích hay không thích Mỹ, EU vẫn cùng Mỹ ra tuyên bố D-Day vừa qua, khẳng định lập trường của khối này trong việc đoàn kết cùng Mỹ chống phát xít và các nguy cơ bất ổn toàn cầu. Hàm ý trong đó dĩ nhiên là chống phát xít đỏ Trung Quốc và các tổ chức vũ trang do nước này giật dây trên khắp thế giới.

“Mặt trận người Việt chửi Anh-EU để ủng hộ dân chủ Hong Kong” đã rất mị dân khi cố tình không biết và không nói về tuyên bố D-Day khi đánh giá về EU. Hoặc họ nghĩ rằng lãnh đạo EU cũng nói xong để đó... như cộng sản. Từ tuyên bố D-Day, khối G7 mới có cơ sở để ra  thông báo chung về vấn đề Hong Kong tháng 8/2019.

Từ đó, điều chúng ta có thể khẳng định chắc chắn là EU không vì lợi ích kinh tế mà bỏ rơi Hong Kong một khi các bằng chứng về khủng bố nhân quyền-chủng tộc trên diện rộng. Như chúng ta đã đánh giá, Trump ký dự luật Hong Kong để củng cố lập trường cho các đồng minh EU-NATO thì nay điều đó đã diễn ra. 

Một phái bộ ngoại giao của EU đã lên đường đến Hong Kong một ngày sau khi Trump ký dự luật Hong Kong, như một tín hiệu cho thấy EU bắt đầu ủng hộ quyết tâm kềm chế Trung Quốc của Mỹ. Chữ ký của Trump được xem như một phát pháo lệnh với liên minh D-Day cho vấn đề Hong Kong.

Sau khi phái bộ ngoại giao điều tra để thấy rõ điều gì đang xảy ra tại Hong Kong xong, một báo cáo đề xuất các ý kiến về trừng phạt Trung Quốc về kinh tế và dự phòng về quân sự sẽ được đệ trình ra EU và NATO. Từ đó các khối này sẽ ra thông cáo chính thức lập trường và lộ trình của họ để yểm trợ cho phe dân chủ Hong Kong.

Nhiều người nghĩ EU hay chia rẽ với nhau và với Mỹ là nghĩ chưa thấu đáo về tư duy chính trị cấp cao và tinh hoa của tư bản. Khác với cách hành xử khi chia rẽ là chia rẽ toàn diện của Á đông, tư duy của Âu châu khoa học hơn. Họ có thể đoàn kết về chiến lược nhưng chia rẽ về chiến thuật, có thể đoàn kết về chính trị nhưng chia rẽ giành giật về kinh tế, có thể thống nhất về mục tiêu nhưng khác biện về biện pháp. Tóm lại là vừa hợp tác vừa đấu tranh khá tốt. 

Hiểu được điều này sẽ hiểu được cách thức hợp tác của các nước, nhất là các nước lớn trong EU. Hiểu được trước vấn đề nào có thể chia rẽ họ, vấn đề nào thì cần hiểu sự đoàn kết của họ. Để từ đó phân tích và phán đoán các bước đi.

Nói riêng về mỏ dầu Trung Đông thì lâu nay ta thấy Mỹ là có ảnh hưởng nhất, sau đó Trung Quốc khi vươn lên số 2 thế giới thì đặt chân vào. Nga mất dần ảnh hưởng về sau. Khi các nước EU đã thống nhất được chiến lược chính trị, họ đòi Mỹ phải chia bớt ảnh hưởng. 

Trong tình thế cũ khi Mỹ-Trung bắt tay để đánh Liên Xô thì Mỹ phải làm lơ cho Trung Quốc nhảy vào Trung Đông, đó là cội nguồn sâu xa của việc EU và Mỹ mất lòng tin chiến lược với nhau. Sau khi Liên Xô trở lại là Nga thì nước này đã chậm chân. EU và Mỹ sợ Nga lớn mạnh thì vùng Trung Đông càng chật hẹp nên gạt bỏ bất đồng cùng bắt tay nhau. Hình thành hai cặp EU-Mỹ, Nga-Trung vừa bắt tay nhau vừa bất mãn với nhau vì những bất đồng cũ và mới về chia sẽ địa bàn dầu mỏ chiến lược.

Do đó các bạn thấy liên kết Nga-Trung ở Trung Đông cũng lỏng lẻo như một phiên bản khác của cặp EU-Mỹ, mà còn lỏng hơn. Và giờ đây Nga sẵn sàng bỏ rơi Trung Quốc. Trùm khủng bố vừa bị Mỹ tiêu diệt tại Trung Đông vốn là do Nga và Trung Quốc hậu thuẫn phía sau. Khi Nga quyết định ly hôn Trung Quốc, Putin bán đứng trùm khủng bố tại Syria cho Trump. 

Tại G20 vừa qua, EU-Nga-Mỹ thống nhất gạt Trung Quốc khỏi Trung Đông và Nam Mỹ, Mỹ lùi về Nam Mỹ, Nga-EU giữ lấy Trung Đông. Đó là lý do Trump rút quân khỏi Syria, đồng thời bãi miễn cố vấn John Bolton vì ông này thúc đẩy chính sách chống Nga cho phe thân Trung Quốc trong lòng nước Mỹ.

Mỹ buông Trung Đông cho Nga-EU nhưng Mỹ cần NATO để chống Trung, do đó Mỹ gay gắt với Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ muốn Nga gia nhập NATO vì đối thủ mới của NATO là Trung Quốc. Nhưng Nga không muốn là đàn em của Mỹ trong NATO mà muốn ngồi gần ngang hàng Mỹ nên Nga giật dây Thổ Nhĩ Kỳ, là lực lượng quân sự lớn thứ 2 của NATO đứng ra chống đối Mỹ. Đó là lý do sâu xa của việc dù đã chia lại Trung Đông nhưng Mỹ chưa giao các mỏ dầu tại Syria cho Nga và EU. Mỹ không muốn Nga giật dây Thổ Nhĩ Kỳ gây rối để Nga đòi được thêm lợi ích.

Mỹ muốn Pháp, Đức là hai quốc gia mạnh trong EU (sau khi Anh rời khỏi) phải đứng ra giải quyết vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Do đó ta thấy gần đây vai trò của Pháp nổi lên như một vai chính tại Trung Đông. Pháp đứng ra tổ chức liên minh quân sự 10 nước bao vây Iran, răn đe Thổ Nhĩ Kỳ phụ Mỹ, vừa hợp tác vừa đấu tranh với Nga để vừa kéo vừa đẩy nước này gần EU, xa Trung Quốc hơn.

Trong lúc Pháp bận rộn cho các vấn đề Trung Đông và tổ chức về quân sự, Đức chuẩn bị cho Trade War với Trung Quốc. Trong EU thì Đức gắn bó kinh tế với Trung Quốc sâu xa nhất, nên việc Trade War với Trung Quốc nếu Đức không làm thì ai làm. Nếu Đức không gật thì các nước EU sẽ không gật. 

Nghĩa là giờ đây Pháp chủ trì chuẩn bị về quân sự cho EU, Đức chủ trì về kinh tế cho khối này trong các bước đi tiếp theo với Trung Quốc.

Nếu EU chứng tỏ được năng lực của họ trong hai mặt trận kinh tế và quân sự để bao vây và giảm dần ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc trên toàn cầu, thì Mỹ sẽ thực hiện đúng thoả thuận bàn giao Trung Đông. Còn không thì Mỹ vẫn thò chân. Và vì Nga là nước mới trở lại liên minh chống Trung, Nga sẽ phải chịu thiệt hơn trong một mức tương đối. Đó là lý do Putin muốn sớm gặp Trump vào đầu năm sau.

Tại EU còn có một nước khác cũng ghê gớm không kém gì hai nước Pháp-Đức, thậm chí còn có phần hơn là nhà nước tôn giáo Vatican. Suốt 60 năm nay, Vatican là nhà nước duy nhất tại EU đặt quan hệ ngoại giao thẳng với Đài Loan và không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Vatican có đầy đủ lý do để phát động thánh chiến chống Trung.

Điều đó cho thấy lập trường chính trị của Vatican. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung hiện nay thì việc Đức giáo hoàng gửi điện thăm hỏi đã gọi Đài Loan là một quốc gia độc lập cần coi là một thông điệp khi ông đến Nhật. Nghĩa là Công giáo Âu Châu và cả thế giới sẽ đứng sau bàn cờ Đài Loan và Hong Kong để đấu với đảng CSTQ.

Phái bộ con người của EU đã đến Hong Kong và phái bộ tâm linh của EU đã đến Nhật thì liệu đảng CSTQ và ông Tập Cận Bình có đủ đũa để trả cho thế giới hay không ?

H.M



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo