Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CỜ LỜ TỜ VỜ (Cam-Lào-Thái-Việt)

CỜ LỜ TỜ VỜ (Cam-Lào-Thái-Việt) Mặc dù Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “đi chấm phẩy” và chưa đi Mỹ nhưng tin tức mới nhất tôi nghe đượ...

CỜ LỜ TỜ VỜ (Cam-Lào-Thái-Việt)

Mặc dù Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “đi chấm phẩy” và chưa đi Mỹ nhưng tin tức mới nhất tôi nghe được từ các bà bán hàng ăn là Việt-Mỹ đang đàm phán để nâng tầm đối tác chiến lược vào cuối năm nay.

Nếu từ đây đến cuối năm mà Chủ tịch nước Việt Nam đi Mỹ được và ký xong đối tác chiến lược thì hoàn toàn phù hợp để thủ tướng Việt Nam đi dự thượng đỉnh Asean tại Mỹ nhằm tìm kiếm một sự hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam lúc này, vốn đang rất cần tiền.

Trump đang ép Tập phải từ chức để cứu Trung Quốc nhưng coi bộ Tập không bỏ ghế dễ dàng nên sự khẩn trương của Mỹ ở Đông Dương và Asean là cần thiết. Điều đó lý giải vì sao Việt Nam vừa ký bàn giao cho Mỹ 37 hecta đất ở sân bay quân sự Biên Hoà. Lý do công khai là “thuê Mỹ 183 triệu USD để tẩy độc Dioxin” nhưng dĩ nhiên lý do ngầm là vì Tân Sơn Nhất không thể là sân bay quân sự trong khi sân bay Long Thành chắc phải đến mùa quít mới xong.

Việt Nam đang ở vào thế “không thể không theo Mỹ” tuy nhiên nếu muốn Việt Nam gần Mỹ nhanh hơn thì Mỹ phải có bài toán giữ cái lưng cho Việt Nam, giữ sông Mekong cho Việt Nam. Lào như đã nói thì đã ổn, vấn đề còn lại là Campuchia. Nếu Mỹ giải thành công bài toán Campuchia thì không chỉ là giúp Việt Nam mà còn là một sự thúc đẩy đảng CSVN.

Trong khi Hạ viện Mỹ bị Tập giật dây để tiếp tục “chống Trump” thì Thượng viện Mỹ làm việc có ý nghĩa nhiều hơn cho quan hệ Mỹ-Việt. Thượng viện Mỹ đang trình dự luật bày tỏ quan ngại về việc Campuchia cho TQ thuê căn cứ hải quân Ream, họ cũng yêu cầu Bộ ngoại giao Mỹ xây dựng chiến lược toàn diện cho các hoạt động ở Đông Nam Á và  Asean. 

Để đáp ứng yêu cầu này, Bộ ngoại giao anh vừa bổ nhiệm Mỹ vừa bổ nhiệm viên chức ngoại giao có kinh nghiệm nhất về Đông Nam Á làm đại sứ tại Campuchia

Trong bài viết gần đây nhất về vấn đề Mekong và Campuchia tôi có nói rằng Mỹ đang tính bài để Hunsen về hưu. Những tin tức mới nhận được đã hoàn toàn khớp như tôi và người bạn am hiểu về Campuchia đã nhận định khi tôi đi Hà Nội lần trước. Có vẻ như Mỹ đã mong muốn con trai của Hun Sen lên thay cho Hunsen như tôi và người bạn cùng ngồi phân tích khi đó.

Hun Manet, con trai của Hunsen là người được Mỹ đánh giá cao, ông tốt nghiệp học viện quân sự West Point của Mỹ. Không chỉ học ở Mỹ, Hun Manet còn nhiều lần thay mặt cho Hunsen duy trì quan hệ Campuchia và Nhật Bản, Hàn Quốc.

Có vẻ như sớm muộn ông Manet cũng sẽ lên thay cha mình, nhưng hẳn nhiên Mỹ-Thái-Lào-Việt đều mong việc này xảy đến sớm hơn. Một cuộc chuyển giao quyền lực ôn hoà ở Campuchia lúc này là cái mà tất cả vùng Cờ Lờ Tờ Vờ mong muốn. Việc Hun Manet thay Hunsen nó cũng tương tự như bài toán Triệu Mẫn Nhĩ thay cho Tập Cận Bình mà tôi đã phân tích trước đây.

Trong quá trình thúc đẩy Campuchia chuyển hoá, Mỹ tạm thời cô lập nước này về bên ngoài và tác động vào bên trong đồng thời duy trì phe đối lập Sam Rainsy đang lưu vong như một đối trọng cần thiết với đảng cầm quyền của Hunsen. Việc Sam Rainsy công bố sẽ về lại Campuchia đang được giới quan sát trông đợi vì đó sẽ là liều thuốc thử cho tất cả các bên.

Không chỉ giữ ngọn cờ Sam Rainsy để làm đối trọng, Mỹ còn can thiệp để những người lưu vong theo ông này không bị các nước Asean dẫn độ về lại Campuchia theo yêu cầu của Hunsen. 

Về bên chính phủ Campuchia của Hunsen thì Mỹ không chỉ tác động vào Hun Manet qua việc gặp ông này tại Hawaii vào tháng 04/2019 vừa qua, mà còn qua các tướng lĩnh quân sự của Campuchia đang có nhiều quyền lực quân sự thông qua các kênh ngầm không chính thức. Sau đảng của Hunsen thì “đảng quân đội” là lực lượng nắm quyền  lực số 2 tiếp theo.

Cũng như phái bộ ngoại giao của Mỹ tại nước này đang thúc đẩy các chương trình ủng hộ thế hệ trẻ của nước này (chiếm 70% dân số) tham gia vào tiến trình chuyển hoá chính trị.

Tổng kết lại, vì để giữ ổn định cho Campuchia và thúc đẩy nước này chuyển hoá, Mỹ một mặt lôi kéo Thái-Lào-Việt hình thành thế bao vây bên ngoài, vừa kiên nhẫn chuyển hoá bên trong nước này. Với Đông Dương thì Mỹ đang rất kiên nhẫn. Một mặt vì sợ ép quá thì Campuchia ngả hẳn vào Trung Quốc, một mặt cũng vì dân trí chính trị Đông Dương còn chưa đủ để cách mạng dân chủ xảy ra.

Một cuộc thúc đẩy mạnh tay cách mạng dân chủ quần chúng ở Đông Dương lúc này là chưa có lợi cho tất cả, trừ Trung Quốc. Những người Việt Nam muốn phản đối tôi chỉ cần nhìn một nửa “phong trào dân chủ Việt Nam” đang bị Trung Quốc giật dây là hiểu cái mà Mỹ và tôi đang nghĩ gì.

Hãy mong cho kế hoạch chuyển hoá Đông Dương của Mỹ thành công để Việt Nam yên tâm dồn sức cho vấn đề Biển Đông trong 10 năm tiếp theo.

H.M




Không có nhận xét nào