Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TÁC QUYỀN VÀ QUYỀN SỞ HỮU TÁC PHẨM

TÁC QUYỀN VÀ QUYỀN SỞ HỮU TÁC PHẨM Vụ tranh chấp giữa Tuần Châu VN và Việt Tú xung quanh một vở kịch nghệ đã cho thấy cách tiếp cận kh...

TÁC QUYỀN VÀ QUYỀN SỞ HỮU TÁC PHẨM

Vụ tranh chấp giữa Tuần Châu VN và Việt Tú xung quanh một vở kịch nghệ đã cho thấy cách tiếp cận khá lõm bõm của truyền thông và công luận VN đối với vấn đề Tác quyền và Quyền sở hữu tác phẩm. 

Các quy định này thật ra rất rõ ràng trong mọi ngành nghề sáng tác, chẳng qua báo chí VN truyền đạt rối rắm mà làm cho dư luận không ai hiểu gì. 

Anh Đạo diễn thì cũng giống với anh Kiến trúc sư. Có nghĩa là anh có thể tự bỏ tiền ra làm tác phẩm hoặc được thuê để thực hiện tác phẩm. Trường hợp thứ nhất, nếu anh tự bỏ tiền ra làm tác phẩm và tự sáng tác tác phẩm đó luôn thì có nghĩa là anh nắm cả Tác quyền lẫn Quyền sở hữu. Không còn gì để bàn.

Trường hợp thứ hai thì thường xảy ra hơn, đó là khi anh được thuê để sáng tác/thiết kế cho một dự án thuộc sở hữu của một đối tượng khác. Ở đây ta phải lưu ý rằng ‘’làm ra’’ tác phẩm và ‘’sáng tác’’ là các hoạt động khác nhau.

 Giả sử một người chủ nhà họ sở hữu đất, họ thuê một kiến trúc sư thiết kế tòa trên khu đất đó thì, hiển nhiên, người chủ nhà vẫn nắm toàn bộ tài sản, chi trả cho công nhân xây dựng, nguyên vật liệu, vật tư … để cấu thành tòa nhà đó ở khía cạnh vật lý. Còn người KTS, anh ta được thuê để thiết kế tòa nhà, có nghĩa là được thuê để tạo ra một hệ thống các nguyên tắc, nguyên lý vô hình (không phải là vật chất). 

Bản thiết kế của KTS là công thức để kết hợp các thành tố vật lý và cho ra sản phẩm hữu hình là tòa nhà/công trình và hiển nhiên tòa nhà đó vẫn thuộc sở hữu của chủ nhà. Bởi vì nếu không có chủ nhà ấy/nhà đầu tư ấy, thì mọi hệ thống nguyên lý, nguyên tắc, bản thiết kế của KTS chỉ tồn tại dưới dạng công thức. Giống như một người đầu bếp có thể viết sách dạy nấu ăn nhưng cuối cùng một Nhà hàng mới là nơi biến công thức thành món ăn thành phẩm và nhà hàng ấy sở hữu món ăn, tất nhiên, trước đó họ phải mua công thức chế biến của đầu bếp.  

Quan hệ đó là rất rõ ràng. 

Như vậy ta thấy Tác quyền và Quyền Sở hữu là khác nhau. Tác quyền là sở hữu trí tuệ, là hệ thống nguyên tắc, nguyên lý vận hành vô hình, còn Quyền Sở hữu là sở hữu trên thành phẩm hữu hình được xây dựng nên bằng bộ quy tắc của Tác quyền. Chúng gắn bó với nhau, nhưng vẫn rạch ròi.

Nếu như 1 KTS được thuê để thiết kế 1 tòa nhà, rồi trong thời gian thiết kế, anh ta lại đi đăng ký luôn quyền Sở hữu chính tòa nhà đó, thì nói thẳng ra là anh hoặc không hiểu luật hoặc anh có chủ định ăn cắp tài sản của người ta rồi. Tất nhiên ở VN đôi khi anh cứ lu loa lên thì dư luận lại tưởng rằng anh đúng bởi vì xã hội chúng ta còn nhiều vấn đề nhập nhèm. Còn nếu anh tự sáng tác, tự chi trả tiền xây dựng, tự mua vật tư, tự thuê nhân công thì không một ai có thể kiện anh.

Quyền Sở hữu và Tác quyền được bảo hộ bởi luật rất chặt chẽ ở các Xã hội văn minh bởi vì ‘’Sở Hữu’’ có nghĩa là ‘’Tư Bản’’ và nhiệm vụ chính của các Nhà nước văn minh là bảo vệ khái niệm này.

#XND  Le Quang

Ảnh: Nhân dịp đi công việc quay lại Thụy Sĩ phát hiện ra hệ thống tiền mới ở đây mới được thay đổi thiết kế. tiền Thụy Sĩ được biết đến là đồng tiền đẹp nhất TG, trong ảnh là đồng 50 phơ-răng. Tiền Thụy sĩ có in hình nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư, nổi bật nhất là Kiến trúc sư Le Corbusier trên đồng 10 phơ-răng được phát hành lần đầu năm 1998. Tất nhiên, giá trị của đồng tiền này là sở hữu của tôi nhưng thiết kế của nó thuộc về tác quyền của người thiết kế ra nó.



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo