Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐỂ ĐỐI PHÓ THẰNG LÁNG GIỀNG NẶNG KÝ GIAN ÁC, ẤN QUYẾT NƯƠNG MỸ.

ĐỂ ĐỐI PHÓ THẰNG LÁNG GIỀNG NẶNG KÝ GIAN ÁC, ẤN QUYẾT NƯƠNG MỸ. Mỹ, Ấn ký văn bản an ninh quan trọng, đàm phán thiết bị quân sự "kh...

ĐỂ ĐỐI PHÓ THẰNG LÁNG GIỀNG NẶNG KÝ GIAN ÁC, ẤN QUYẾT NƯƠNG MỸ.
Mỹ, Ấn ký văn bản an ninh quan trọng, đàm phán thiết bị quân sự "khủng": Thông điệp cho TC

CHO Dù không được nhắc tên công khai, nhưng ai cũng biết Tc chính là mục tiêu khiến TRUMP ủng hộ sự nổi lên của Ấn Độ và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ ngày càng mạnh mẽ.
Trong cuộc Đối thoại 2+2 Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ - Ấn lần 2 diễn ra tại Washington ngày 18/12/2019, hai bên đã kiểm điểm lại những tiến bộ đạt được trong hợp tác chiến lược an ninh và quốc phòng hai nước kể từ cuộc Đối thoại 2+2 lần thứ nhất được tổ chức tháng 9 năm ngoái tại New Delhi. 
Tuyên bố chung của cuộc Đối thoại lần này cùng những phát biểu của các bộ trưởng cho thấy hai bên tập trung vào việc tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh và triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hai bên cũng đã ký thêm 3 thỏa thuận thuộc Sáng kiến Công nghệ và Thương mại Quốc phòng (DTTI) giúp tăng cường hợp tác chế tạo và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng cùng với thỏa thuận COMCASA đươc ký tại Đối thoại 2+2 lần trước, các thỏa thuận mới đạt được lần này đang làm chuyển đổi hợp tác quân sự giữa hai nước sang một cấp độ mới. 

Tuyên bố chung cũng cho biết hai bên phấn đấu đạt được Hiệp định trao đổi và hợp tác cơ bản (BECA) trong năm 2020 nhằm chia sẻ thông tin địa không gian, mà Ấn Độ rất cần trong tranh chấp lãnh thổ với Tc. 
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnat Singh đánh giá quan hệ quốc phòng Ấn-Mỹ đã phát triển lên một tầm rất cao, nhờ việc ký các thỏa thuận COMCASA, LEMOA, làm tăng mạnh khả năng hợp đồng tác chiến giữa 2 quân đội. 

Ông cho biết, lần này hai bên nhất trí lập được đường dây nóng giữa 2 Bộ trưởng Quốc phòng; mở rộng kết nối giữa Bộ chỉ huy quân đội Ấn Độ với các Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Bộ chỉ huy Trung Tâm và Bộ chỉ huy Châu Phi của Mỹ; cử sĩ quan liên lạc của hai nước tại các trung tâm và căn cứ của hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper đánh giá trong năm qua hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong lĩnh vực hải quân đã được mở rộng sang lục quân, không quân và lực lượng tác chiến đặc biệt. 

Về thương mại quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper cho biết kim ngạch buôn bán vũ khí giữa hai nước cho đến nay đã lên tới 18 tỷ USD. 

Mới đây Mỹ đã đồng ý bán cho Ấn Độ nhiều vũ khí và thiết bị hải quân hiện đại với trị giá hơn 1 tỷ USD. Một lô vũ khí khác bao gồm 24 trực thăng đa năng của hải quân MH-60 Romeo Seahawk trị giá 2,6 tỷ USD được Bộ QP Mỹ thông qua tháng 4/2019, giúp Ấn Độ khả năng chống tàu mặt nước và tàu ngầm. Hội đồng mua bán quân sự Ấn Độ (DAC) mới đây thông qua lô hàng 6 máy bay chống ngầm P-8I của hãng Boeing.
Một lô thiết bị quân sự nữa cũng đang được đàm phán với Mỹ nhằm trang bị cho các hạm đội Ấn Độ tại quần đảo Adaman Nicobars và Goa. 

Tuy nhiên, phía Ấn nhắc lại ưu tiên nâng cấp từ mua bán quốc phòng lên chuyển giao công nghệ quốc phòng và tăng cường đầu tư của các công ty quốc phòng Mỹ vào Ấn Độ theo chương trình "Sản xuất tại Ấn Độ" (Make in India); giúp Ấn Độ phát triển 2 hành lang công nghiệp quốc phòng ỏ Tamil Nadu và Uttar Pradesh. 

Tập đoàn Tata của Ấn Độ cùng các hãng Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đã thiết lập các liên doanh chế tạo các thiết bị cho máy bay và trực thăng. Boeing đã thiết lập được một chuỗi 160 nhà cung cấp thiết bị tại Ấn Độ để sản xuất các thiết bị quân sự. 

Triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 
Tuyên bố chung cuộc Đối thoại đánh giá cao sự hội tụ giữa hai bên trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, ủng hộ một trật tự có luật lệ, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp, đầu tư hạ tầng minh bạch và bền vững, tăng cường kết nối ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hai bên cam kết hợp tác để cùng với các đồng mình và đối tác đạt được một tầm nhìn chung đối với khu vực. 
Bộ trưởng Quốc phòng Esper khẳng định Mỹ và Ấn Độ có lợi ích ràng buộc đối với tự do, rộng mở và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnat Singh đề nghị Mỹ tham gia Sáng kiến Ấn Độ dương - Thái Bình Dương do Thủ tướng Modi đưa ra tại EAS lần thứ 14 tại Bangkok ngày 4/11/2019, nhằm xây dựng một khu vực rộng mở, bao trùm ở khu vực này. 

Bộ trưởng Ngoại giao Jaishankar nhấn mạnh thêm rằng mục đích hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ là xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, bao trùm, hòa bình và thịnh vượng, trên cơ sở thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN; thúc đẩy kết nối và hợp tác phát triển cũng như sự đồng điệu giữa các nước trong khu vực. 

Hai bên cũng đánh giá cao các cơ chế triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như các Cuộc gặp 4 bên (Quad) cấp bộ trưởng Mỹ, Nhật, Ấn, Úc tổ chức lần đầu tiên tại New York cũng như việc tăng cường hợp tác an ninh 3 bên giữa Mỹ, Nhật và Ấn Độ và việc lần đầu tiên Ấn Độ tham gia tuần tra chung (Group Sail) vì tự do hàng hải vào đầu năm nay. 
<Tri thức trẻ >

* Dụng tâm của Mỹ trào Trump là quá rỏ ràng,vừa có tiền,bảo đảm an ninh Ấn Độ- Thái Bình Dương rộng mở mà Mỹ không phải nặng gánh về nhân lực,tài lực.

Chia gánh nặng bớt cho những nước có lợi ích liên quan,đừng quên những nước đó đều có mối lo lắng của Họ với TC, điển hình là Nhật,Ấn,Úc, Hàn v.v..

Câu hỏi nêu ra ở đây là Trump thông minh nhìn thấy những điễm nầy nên kết hợp lại có lợi cho các bên liên quan, trong khi 8 năm trước vì nó ngu không nhìn thấy hay mõm nó đã ngậm phân nên phải Tịt ? câu trả lời là của mọi người nha ?

Công nhân có công ăn việc làm,nhà đầu tư có nơi phát triển, ngân sách chính phủ có thêm tiền từ các dịch vụ, an ninh quốc phòng được bảo vệ mà chính phủ không phải xuất tiền gánh vác và cuối cùng thì ai được lợi ?

Phuc Nguyen







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo