Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TÂM LÝ DƯ LUẬN VIÊN

TÂM LÝ DƯ LUẬN VIÊN Tôi nhận thấy “Dư luận viên”(dlv) ở VN đã trở thành một danh từ rất đa nghĩa và nhìn chung bị khinh rẻ. Ngay cả những dl...

TÂM LÝ DƯ LUẬN VIÊN

Tôi nhận thấy “Dư luận viên”(dlv) ở VN đã trở thành một danh từ rất đa nghĩa và nhìn chung bị khinh rẻ. Ngay cả những dlv thực thụ cũng không muốn bị gọi là dlv. Tuy vậy thẳng thắn mà nói thì tất cả chúng ta, ai cũng có thể là dlv, lúc này hoặc lúc khác. 

Tâm lý Dlv là cơ chế hoạt động của não người với phương châm “tham nhẹ mà tránh nặng”, nghĩa là có xu hướng giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của hiện thực khách quan. Có thể đơn giản hoá trong VD sau:

Giả sử khi Hà Nội bị ô nhiễm mà ta đi ba hoa rằng “ôi dào, Anh Mỹ ngày xưa nó cũng ô nhiễm đầy ra đấy thôi, không ô nhiễm thì làm sao phát triển được”. Khi nói ra câu so sánh đó thì bạn vẫn CHƯA phải là dlv. Chẳng qua bạn chỉ hiểu lầm rằng ở đâu có sản xuất công nghiệp thì ở đó có ô nhiễm. Sự hiểu nhầm đó là chấp nhận được vì đa phần chúng ta không có khái niệm về nền kinh tế của TG phương Tây.

Tuy nhiên, đến một ngày nọ, khi được biết về sự khác biệt trong vận hành của thể chế, của quy luật kinh tế, chính trị đến từ những đất nước phát triển hơn VN thì các bạn lại ngay lập tức ngừng so sánh(!?). Bạn nói rằng đó là chuyện của đất nước họ chứ chẳng liên quan gì đến VN. Và đến đây thì bạn chính thức TRỞ THÀNH người dlv (không biết có nên chúc mừng nhau hay không, ở tình huống này)

Một mô hình kinh tế chính trị cũng như sản xuất và môi trường, chúng liên hệ như một cơ thể sống, có ăn vào thì có thải ra. Sự khác nhau là ở chỗ: Một hệ thống tốt thì nó có xử lý chất thải triệt để, hình tượng hoá thì là nó tạo ra cái “bể phốt” để tự hoại chất thải. Còn ở những hệ thống khác yếu kém hơn, mặc dù cũng ăn vào rồi cũng thải ra nhưng thiếu “bể phốt” nên sau đó lại phải sống giữa bầy nhầy chất thải của chính mình. Đấy là lí do vì sao mà nước này nước kia họ cũng từng ô nhiễm nhưng giờ nó đỡ đi, và cái sự tiến bộ ấy được tạo ra từ bộ máy vận hành. 

Chính vì thế, ai cũng có thể trở thành dlv. Bởi vì đôi khi ta cũng thường tự lừa dối chính bản thân mình để cuộc sống bớt căng thẳng. Nó có tác dụng tốt trong tức thời nhưng chắc chắn có hại về lâu dài. Ta cần biết cái dấu hiệu đó để mà phòng ngừa.

“Ngửi mùi cứt mà lại thấy thơm, hoặc thấy thối nhưng vẫn bảo thế là thơm” - Đó chính là biểu hiện của tâm lý “Dư luận viên”. 

Như đã nói, “tham nhẹ mà tránh nặng” là quy luật hoạt động của não người. Điều đó chỉ có lợi trong chốc lát nhưng chắc chắn có hại về lâu dài và vì thế nên tránh. Nếu gặp ai có tâm lý đó, ta nên giúp đỡ nếu có thể, còn nếu không giúp được thì kệ họ chứ đừng khinh. 

#XND




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo