Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐƯỢC CHỨ SAO KHÔNG

ĐƯỢC CHỨ SAO KHÔNG Tôi lại thấy đoạn văn dưới đây của ông Phúc ổn, mặc dù nó khá dài. Chỉ có từ Mê Công là không đúng. Nhiều dịch giả ...

ĐƯỢC CHỨ SAO KHÔNG

Tôi lại thấy đoạn văn dưới đây của ông Phúc ổn, mặc dù nó khá dài. Chỉ có từ Mê Công là không đúng. Nhiều dịch giả Việt Nam dịch sách chuyển các tên riêng hoặc danh từ sang phiên âm tiếng Việt trở thành một sự dở hơi và vô nghĩa về mặt định danh.

Nếu ai đọc Kafka (Đức) hoặc Proust (Pháp) thì mới thấy được lối viết dài hết hơi, cả trang không có dấu hoặc vài dấu phẩy ngăn cách.

Điều này có vẻ không thích hợp với kiểu giao tiếp theo lối câu văn ngắn ngủn hoặc đơn nghĩa được ưa chuộng của Việt Nam. Nhưng sự thay đổi trong truyền tải dựa vào ngôn ngữ có thể đem lại sự phong phú cho xã hội hơn.

Các nhà triết học Hegel hay Heidegger của Đức, mà cũng hầu như các nhà triết học nổi tiếng trên thế giới, đều có lối viết khó hiểu và phức tạp.

Mặc dù Ông Phúc là người làm chính trị và về mặt ngoại giao, nhiều người sẽ chê trách hay phê phán về mặt câu từ, nhưng không sao cả. Không ai bắt một chính trị gia (tôi tạm gọi thế chứ ở ta chỉ có quan chức chứ không có chính trị gia, người được dân cử và bầu) cứ phải tuân theo chuẩn mẫu nào cả.

Muốn người cộng sản thay đổi, phải để họ phá vỡ cái khung của người cộng sản đặt ra trong tư tưởng.

LÊ LUÂN



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo