Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SỰ HY SINH Ở ĐỒNG TÂM - MỘT VÌ SAO RƠI CHO MUÔN VÌ SAO SÁNG

[ SỰ HY SINH Ở ĐỒNG TÂM - MỘT VÌ SAO RƠI CHO MUÔN VÌ SAO SÁNG ] Với sự ra đi của cụ Lê Đình Kình thì coi như kết quả xung đột Đồng Tâm sẽ có...

[SỰ HY SINH Ở ĐỒNG TÂM - MỘT VÌ SAO RƠI CHO MUÔN VÌ SAO SÁNG] Với sự ra đi của cụ Lê Đình Kình thì coi như kết quả xung đột Đồng Tâm sẽ có một hồi kết không mấy tích cực. Sống ở một đất nước chuyên chế thì kết quả đó cũng không làm nhiều người bất ngờ. Nhưng điều gây phẫn nộ nhiều nhất chính là phản ứng và ý kiến của cộng đồng mạng về vụ việc.

Trên truyền thông đại chúng thì gần như tất cả tin tức về Đồng Tâm đều tiêu cực cho người dân làng. Họ dùng những thuật ngữ to lớn như “Khủng Bố” để miêu tả những người thôn quê đang dùng mọi cách để giữ đất. Họ huy động hơn ngàn binh sĩ chỉ để dẹp loạn thay vì bảo vệ biên giới. 

Người dân đa số nghe sao thì tin vậy. Đọc những bình luận thì không thể nào tin được những lời đến từ những người trí thức cho đến thanh niên. Tất cả đều coi những con người bé nhỏ nghèo nàn như những kẻ thù hoặc kẻ cướp cần phải dẹp bỏ.

Đây xin không kể chi tiết về vụ việc, bạn có thể tìm thông tin ở nhiều nơi khác, mà là phân tích tác động của xung đột.

Liệu sự nổi dậy và hy sinh của người dân Đồng Tâm có phải là vô ích không? Nếu nhìn từ bên ngoài thì sẽ cho là vậy. Nhưng nếu suy nghĩ và có tầm nhìn thì sẽ thấy đây là một tiếng nói của tất cả những nông dân được truyền đạt bởi một số người.

Người dân Việt Nam lấy gia đình làm nền tảng và mảnh đất cha ông để lại làm kế sinh nhai. Nhưng dưới chế độc CNXH hiện tại, họ chỉ là những kẻ ở tạm trên quê hương mình vì không được đứng tên sở hữu. Đất đai không thuộc về họ mà nằm trong tay kẻ khác.

Hãy tưởng tượng một ngày nào đó gia đình bạn đang sinh sống vui vẻ, bỗng nhiên chính quyền đòi lại đất dưới danh nghĩa “quy hoạch,” “lợi ích công” hay “quốc phòng” với mức đề bù quá rẻ chẳng khác nào cho không - thì bạn sẽ cảm thấy thế nào và phản ứng ra sao.

Bạn sẽ tức giận? Rồi sao nữa. Bạn sẽ phẫn nộ? Rồi làm gì tiếp. Chửi ư? Vô tác dụng. Phản kháng ư? Dám không.

Đó là người dân Đồng Tâm. Họ như bao nông dân khác đang sống và tồn tại vì đất. Nếu mất thì họ như người không nghề nghiệp và cách mưu sinh, chẳng khác nào xác không hồn. Vì sống mà như chết, cho nên họ không chịu im lặng. Vì bị ép vào đường cùng, cho nên họ nổi dậy. Đã hai năm rồi họ không thể làm được gì trên mảnh đất của mình và bị coi là kẻ thù của đất nước vì chống lại một chính sách cướp hợp pháp.

Nhờ những cá nhân can đảm ở Đồng Tâm nên chính quyền phải suy nghĩ lại chính sách. Không thể nào tiếp tục như vậy nếu không thì người dân sẽ làm loạn. Nhờ sự lên tiếng của những hộ nghèo đó nên sự lạm quyền được hạn chế. Từ nay về sau khi có quy hoạch thì phải giảm mức độ tiêu cực xuống. Chính vì sự nổi dậy đó nên những nông dân khác không cảm thấy đơn độc. Sau này khi có xung đột thì chính quyền phải đàm phán với dân nếu không muốn điều tương tự xảy ra.

Nhưng những kẻ chửi bới và hạ thấp những con người nổi loạn kia không nhìn thấy điều đó. Trong mắt họ, nếu không ảnh hưởng trực tiếp đến mình thì bất cần và bất quan tâm. Cho đến khi điều tương tự xảy ra thì lúc đó sự hy sinh của người dân Đồng Tâm mới được cảm nhận.

Nếu không ai lên tiếng, không ai phản kháng hoặc không ai nổi dậy thì chúng ta sẽ sống trong một xã hội câm và một đất nước mù loà. Thế giới đó đang tồn tại vì chúng ta đang duy trì nó với sự vô cảm của bản thân.

Đồng Tâm như một tiếng hét, “Quá đủ, chúng tôi sẽ không cam chịu. Quá lâu, chúng tôi sẽ không im lặng nữa.” Cho nên họ đại diện cho tất cả, làm điều bấy lâu chúng ta muốn làm. Sự hy sinh đó không hề vô ích.

“Một vì sao rơi cho muôn vì sao sáng.” [14.1.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo