Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GÂY CHIA RẼ NGƯỜI VIỆT

GÂY CHIA RẼ NGƯỜI VIỆT Trong chính sách hoà hợp hoà giải dân tộc, việc đầu tiên là không nhắc lại quá khứ (lịch sử) ngoài tư cách của ...

GÂY CHIA RẼ NGƯỜI VIỆT

Trong chính sách hoà hợp hoà giải dân tộc, việc đầu tiên là không nhắc lại quá khứ (lịch sử) ngoài tư cách của một chứng nhân hoặc người nghiên cứu sử. Với hiện tại, họ phải là những người được đối xử bình đẳng như chính công dân của quốc gia, không vì bất kỳ ý thức hệ chính trị hoặc những vấn đề của bất đồng nào mà gây chia rẽ.

Đó là những điều kiện của vấn đề hoà giải lịch sử. Không chỉ vậy, nếu nói Việt Kiều là một công đồng chính thức được thừa nhận thì không chỉ có yếu tố lịch sử mà còn là của chính thời điểm bây giờ khi có những người vẫn còn quốc tịch Việt Nam mặc dù đã có quốc tịch nước khác.

Mỗi người Việt xa xứ đều có đóng góp cho đất nước theo cách nào đó, từ uy tín tới tri thức và những đồng tiền đổ mồ hôi mới có được để gửi về quê nhà, được hệ thống tài chính đưa vào danh sách “Kiều hối” như một thông số quan trọng của thu nhập quốc gia. Họ có quyền trở về đất nước và có quyền đòi hỏi những quyền cơ bản của công dân. Đó là điều bình thường và không có gì đáng chỉ trích, vì chỉ những người không bao giờ biết đòi hỏi mới tạo nên tình trạng trì trệ và nghèo đói, lạc hậu. Và đương nhiên những kẻ nô lệ thì không đòi hỏi bao giờ.

Trong thời gian dịch, những người đi học hoặc lao động, số ít là người nước Việt có quốc tịch nước ngoài trở về quê vì nhiều lẽ. Họ trở về vì họ không đáp ứng được chính sách y tế của nước sở tại hoặc do các chính sách giáo dục, cư trú tạm thời có những thay đổi và như Trung Quốc đã áp dụng ngay từ đợt đầu tiên của dịch - công dân nước nào trở về nước đó. Hơn nữa, họ trở về với tư cách công dân Việt Nam chứ không phải là người tị nạn hoặc bị bệnh hoặc là những người làm ăn phi pháp. Và vì vậy họ vẫn có quyền như một công dân bình thường và cần phải được đối xử bình đẳng như những người khác.

Vậy nhưng một ca sỹ lại lấy việc nghề nghiệp và quan điểm của cả một cộng đồng người ra để gây mâu thuẫn và xung đột. Anh ta coi nghề nông trong nước và nghề neo (nail) ở nước ngoài là “một thứ gì đó mạt hạng” để coi rẻ và từ đó dẫn ra việc những người trở về quê trong đợt dịch này không xứng đáng với những đòi hỏi (nếu có).

Trang Trung tâm tin tức VTV24 còn đa hẳn một câu của ai đó với đại ý “thích ăn hải sản lại chê mùi cá ao” để khích bác và gây chia rẽ cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Đây là một âm mưu độc ác và gây hại cho đất nước trong tình cảnh con người cần phải chung ta chia sẻ. Họ bất đắc dĩ phải trở về quê hương sau khi cả thế giới phải đối mặt với dịch bệnh, và họ trở về với tư cách công dân, chứ không phải tội phạm hay những kẻ vì nghề nghiệp mà đáng bị kì thị.

Những ngôn ngữ gây thù hặn hoặc chia rẽ dân tộc chỉ vì một vài cá nhân có thể chưa hành xử đúng mực là một tình trạng cần phải bị ngăn chặn và xử lý. Nhà nước này hẳn vẫn còn giữ nguyên chủ trương đoàn kết dân tộc như một lẽ sống còn. Được lòng dân là giữ được Đảng và chế độ (ông Tổng bí thử đảng cộng sản nói), vậy những kẻ tuyên truyền công khi tư tưởng gây xung đột giữa các cộng đồng thì có mất lòng dân hay không? Và nó sẽ vẫn được tuyên truyền công khai, đặc biệt vào những dịp cần nhất sự đoàn kết giữa các cộng đồng nhân dân, dù ở trong nước hay nước ngoài?

Với cộng đồng người Việt ở nước ngoài thời điểm hiện tại còn bị nhiều kẻ và truyền thông đối xử như thế, vậy với lịch sử đã qua thì hẳn còn khó khăn hơn nhiều.

Lê Luân



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo