Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MỘT NGƯỜI HÙNG ĐÃ BỎ RA ĐI.

MỘT NGƯỜI HÙNG ĐÃ BỎ RA ĐI. Tướng Lê Minh Đảo đã vĩnh viễn chia tay các chiến hữu của của Ông và Con cháu vào lúc 1:45 PM hôm nay thứ ...

MỘT NGƯỜI HÙNG ĐÃ BỎ RA ĐI.

Tướng Lê Minh Đảo đã vĩnh viễn chia tay các chiến hữu của của Ông và Con cháu vào lúc 1:45 PM hôm nay thứ năm 19/3/2020 tại Bịnh Viện HartFord Connecticut.
Ông là người chỉ huy trận chiến Xuân Lộc cửa ngõ cuối cùng của Sài Gòn tháng tư năm 1975, một trận đánh  mà theo ông đã đi vào sử sách.

Thật ra cuộc chiến từ tháng 3 năm 1975 chỉ là một cuộc chiến đã an bài. Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay một số chỉ tiếp nhân thông tin qua các sử gia "chuyên láo" của đảng CSVN , một số chỉ nhìn theo góc độ nhận thức "thắng bại" trong chiến tranh thường  tình. Khó ai nhìn nhận nó với tầm của một bàn cờ thế giới mà kẻ chơi cờ là Mỹ , Trung Quốc và Liên Xô.

Trên thế giới không một quân đội nào từ bỏ chiến trường nhanh chóng như thế , Buôn Mê Thuộc là 10/3, Huế là 26/3, Đà  Nẵng là 29/3 và Sài Gòn là 30/4. Đó  là một kế hoạch đã được phía Mỹ đặt lên bàn của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu những ngày cuối cùng của quân lực VNCH. Với kinh phí, khí tài , viện trợ chỉ đủ  dùng đến  tháng 6/1975 thì cuộc chiến của hai phía lúc này chỉ là làm hai phía chết thêm để thể hiện khí tiết mà thôi.

Trận đánh Xuân Lộc và cuộc chiến tử thủ của các sĩ quan trường thiếu sinh quân Thủ Đức đã cho thấy một điều. Người lính của quân đội dân chủ có thể bất chấp lệnh của chỉ huy để  không đầu hàng giặc. Nó khác với cái chết của 64 tử sĩ Gạc Ma khi lệnh của Lê Đức Anh đã biến họ thành những tấm bia.

Xuân Lộc đã đập tan những luận điệu bôi nhọ quân lực VNCH của Cộng sản. Nó cho thấy nếu Mỹ không cắt viện trợ thì nền dân chủ của miền Nam vẫn còn trong tay của những người lính anh hùng.

Tuy nhiên những người lính ấy cũng chỉ là những con người  trôi theo vận nước. Họ còn có một gia đình , những người mẹ và những xúc cảm rất đời thường .Ông khác với những người lính trong nội chiến Nam Bắc Mỹ đã  bị những kẻ tiếm danh dân tộc bỏ tù đê hèn với thời gian lâu nhất : 17 năm.  

Bài ' Nhớ Mẹ' mà người tù Lê Minh Đảo  đồng sáng tác cùng Đại tá Đỗ Trọng Huề khi đi cải tạo có những câu:

"Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều
"Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi cứ trôi cho bạc mái đầu
"Không gian rưng rưng như sắp đứt
"Gió về nghẹn ngào như tiếng nấc
"Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc."
"Giã từ miền Nam tang tóc con sống trầm luân kiếp sống lưu đày
"Hàng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
"Trăng sao tin yêu ai dối trá
"Đất trời hiền hòa ai đốt phá
"Và đem thê lương che kín núi sông này"

Hãy để ông an nghỉ khi đã  đi trọn một kiếp người trong hành trình sống trong một dân tộc đau thương.Lịch sử mai sau sẽ đứng về phía các ông khi ngày nay đa số người dân Việt Nam đều đã hiểu thế nào là dân chủ, là chính nghĩa, là anh hùng.

Một nén nhang thành kính tưởng nhớ ông, một con người chân chính theo đúng  nghĩa nhất của từ này.

Dương Hoài Linh






Không có nhận xét nào

Quảng Cáo