Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐỘC TÀI VÀ DÂN CHỦ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHỦNG HOẢNG

ĐỘC TÀI VÀ DÂN CHỦ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHỦNG HOẢNG Khi đối diện với khủng hoảng, bao giờ chế độ độc tài (đặc biệt là chế độ toàn trị) cũn...

ĐỘC TÀI VÀ DÂN CHỦ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHỦNG HOẢNG

Khi đối diện với khủng hoảng, bao giờ chế độ độc tài (đặc biệt là chế độ toàn trị) cũng có lợi thế hơn chế độ dân chủ. Chế độ dân chủ thường rất mong manh khi gặp khủng hoảng kinh tế, xã hội, thiên tai hay chiến tranh. Bởi vì khi gặp khủng hoảng thì chính quyền cần phản ứng rất nhanh cho kịp với diễn biến của khủng hoảng.

Chế độ dân chủ không thể phản ứng rất nhanh, vì họ buộc phải hành xử đúng luật/hiến pháp. Cho dù có khủng hoảng thì phe đối lập vẫn có quyền nhòm ngó, giám sát đảng cầm quyền. Dẫn đến mọi quyết định của chính quyền vẫn phải nhìn trước ngó sau. Nếu sơ sẩy, chính quyền có thể phải từ chức hoặc bị đánh đổ lập tức. 

Tất nhiên đa số hiến pháp các nước dân chủ đều có điều khoản về tình trạng khẩn cấp. Lúc đó chính quyền có thể áp dụng 1 số luật đặc biệt, tạm thời, để có thể tăng thêm quyền lực hành pháp, ngả sang hướng độc tài để xử lý khủng hoảng. Tuy nhiên, cho dù thế nào, thì việc ban bố tình trạng khẩn cấp vẫn phải có độ trễ và phải hội đủ các điều kiện thì mới được. Lúc đó khủng hoảng đã có thể gây nên hậu quả bi thảm rồi. Dịch cúm Tàu ở các nước phương Tây vừa rồi đã cho thấy điều đó. Chính quyền phản ứng không kịp quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh.

 Chế độ độc tài có lợi thế là quyết định rất nhanh. Người dân của chế độ độc tài cũng quen với việc bị áp đặt bởi chính quyền, sẵn sàng chấp nhận hi sinh lợi ích cá nhân hay nhóm nhỏ của mình cho lợi ích của đa số hoặc lợi ích của chính quyền. 

Khi có khủng hoảng, người dân nước độc tài thường dễ dàng chấp nhận nghe theo chính quyền răm rắp, không ai dám có ý kiến đối lập. Họ mặc định coi việc làm theo quyết định của chính quyền là sự đoàn kết và chấp nhận các quyết định đó là hiển nhiên đúng, miễn bàn cãi. Lúc đó đám đông mất hết lý trí, họ tuân thủ chỉ đạo của chính quyền, bỏ qua hết các sai sót, nếu có, chấp nhận hậu xét, hoặc miễn hồi tố.

Chính vì thế, mình vẫn cho rằng chế độ CS là tối ưu cho chiến tranh vì chiến tranh cũng là 1 dạng khủng hoảng tổng hợp về các mặt kinh tế, xã hội, chính trị. CS sẽ không thua (ít ra là hòa) trong các cuộc chiến với các nước có thể chế dân chủ.

Hồi chiến tranh Việt - Pháp và chiến tranh VN, đa số dân VN chấp nhận đi theo đảng CS, với lý do như đã phân tích bên trên. Họ sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân, thậm chí cả tính mạng, vì cái chung là giành độc lập (với Pháp) và "chống Mỹ cứu nước" (với Mỹ). Lúc đó người dân theo đảng CS chỉ đơn giản vì 2 lý do đó chứ đa số chả hiểu quái gì về bản chất chế độ (các ưu, nhược điểm và quản lý kinh tế, chính trị, xã hội). Thậm chí nhiều trí thức cao cấp cũng bị cuốn theo đoàn tàu CS chỉ vì lý do trên, 1 cách vô điều kiện, như thành phần thứ 3 của VNCH. 

Đến khi hòa bình rồi thì người dân không còn bị cuồng theo 1 hướng nữa thì mới bắt đầu vắt tay lên trán ngẫm nghĩ xem chế độ đúng sai thế nào, nó có lừa mình không. Thì mới vỡ lẽ ra nhiều cái, thấy chế độ cũng sai sai về quản lý kinh tế, về đàn áp dân chủ...là những vấn đề mà trong giai đoạn khủng hoảng, chiến tranh, người dân dễ dàng chấp nhận hi sinh. Thế là quay ra vượt biên, nếu có thể. 

Chính những người trước đây 1 lòng 1 dạ theo đảng cũng có thể vượt biên hoặc tự diễn biến. Như vậy, điểm yếu của chế độ CS chính là khi hòa bình, yên ổn. Nếu cả làng cùng khủng hoảng thì CS sẽ có lợi thế. Nhưng khi yên bình thì dân chủ mới tỏ ra ưu việt.

Vào giai đoạn hậu khủng hoảng, cần phục hồi kinh tế, thì thể chế dân chủ lại chiếm ưu thế. Là do nó có cơ chế sửa sai rất nhanh, do sự cai trị mềm dẻo, dễ dàng theo đổi theo thời cuộc. Chính vì vậy, dù trải qua bao thăng trầm, chế độ tư bản có khả năng tiến hóa, biến đổi, đa màu sắc khiến nó bền vững. 

Nước Mỹ đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ và vài lần khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng vẫn mạnh mẽ vượt qua. Lịch sử cho thấy, thường đảng Dân chủ mới là đảng dẫn dắt nước Mỹ vượt qua khủng hoảng. Lý do cũng như trên, bởi vì đảng DC gần với CS hơn, khi khủng hoảng xảy ra, nước Mỹ cũng phải dùng những biện pháp cai trị áp đặt của nhà nước. Ví dụ điển hình như khi thế chiến 2 nổ ra, nước Mỹ cũng phải áp dụng chế độ tem phiếu.

TT Franklin D. Roosevelt của đảng Dân chủ đã là đưa TT Mỹ ra khỏi Đại khủng hoảng những năm 30 và qua giai đoạn cam go nhất của thế chiến 2. Sau đó, người kế nhiệm ông là Harry S. Truman, cũng của đảng DC, là người đưa nước Mỹ tới chiến thắng trong thế chiến 2 và những năm đầu của chiến tranh lạnh.

Những năm ác liệt nhất của chiến tranh VN, thì đảng DC cũng nắm quyền. Còn đảng CH kết thúc chiến tranh bởi việc rút quân.

Đảng DC cũng đưa nước Mỹ qua khỏi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cùng TT Obama. Khi hết chiến tranh và khủng hoảng, thì đảng CH mới khiến nước Mỹ phục hồi kinh tế và giàu mạnh.

Như vậy, nếu dịch cúm Tàu toàn cầu này kéo dài, thì đảng CH của Trump và thể chế dân chủ Tây Âu sẽ yếu thế, phe CS như TQ, VN, hay gần giống CS như Nga sẽ nổi lên do cờ đến tay họ, tha hồ thủ dâm dân tộc, thu phục được nhân tâm. 

Nếu dịch này gây khủng hoảng kinh tế lớn, rất có thể cánh tả phương Tây sẽ nắm quyền. Nhưng dù là cánh nào, thì phương Tây cũng sẽ phục hồi sau khủng hoảng nhanh hơn CS rất nhiều.

Sau dịch bệnh, TQ và VN sẽ bị khủng hoảng kinh tế nặng hơn các nước phương Tây rất nhiều, do các nước này đầu tư quá nhiều tiền vào việc chống dịch và đánh bóng hình ảnh "vì nhân dân phục vụ". Những quyết định độc tài cũng dễ phạm sai lầm do không còn cơ chế phản biện do tình huống khẩn cấp.

Khủng hoảng dịch bệnh cũng là cơ hội tham nhũng có 1 không 2 cho thể chế độc tài. Vì các nhà lãnh đạo từ địa phương đến TƯ được thoải mái chi tiêu chống dịch mà có thể bỏ qua các nguyên tắc kiểm soát chéo và cạnh tranh tối thiểu như đấu thầu, thanh tra, kiểm toán, quy trình phê duyệt dự án, giống như thời chiến (chống dịch như chống giặc). 

Vì đây là cơ hội CÓ THỂ tham nhũng nên chính quyền độc tài lại càng muốn độc quyền chống dịch, không muốn san sẻ việc này cho các nhóm tư nhân độc lập hay xã hội dân sự. Tất cả bắt buộc phải chỉ do 1 mối duy nhất do nhà nước kiểm soát. Nếu tư nhân tham gia chống dịch lại có uy tín hơn nhà nước thì rất nguy hiểm cho chế độ. 

Như vậy, khủng hoảng kinh tế sẽ càng thêm nặng nề.

Theo kinh nghiệm từ lịch sử nói trên, những gì đang xảy ra ở VN chả có gì khác với quá khứ thời chiến tranh. Đa số dân đang 1 lòng theo đảng. Một số người trước đây ở thế lừng chừng thì nay bỗng dưng cảm kích, xúc động với sự lãnh đạo chống dịch tài tình của đảng và CP. 

Việc bắt bớ, đàn áp đối lập dễ dàng được người dân ủng hộ. Thời chống Mỹ, vụ án Xét lại chống đảng hay vụ Nhân văn Giai phẩm khiến nhiều người phải đi tù hoặc giam lỏng mà không cần thông qua các bước tố tụng. Còn bây giờ, 1 loạt các FBker "tung tin đồn thất thiệt" bị triệu tập, bắt gỡ stt, phạt tiền, khiến cho tiếng nói đối lập phải chùn bước và người dân dễ dàng chấp nhận.

Nhưng rồi khủng hoảng nào cũng phải kết thúc. Lúc đó người dân phải đối diện với mối lo cơm áo gạo tiền. Chính quyền nào nhanh chóng đưa đất nước qua khủng hoảng để hồi phục kinh tế, thì mới giữ được uy tín bền vững, lâu dài.

Dịch bệnh ăn nhau về gà gáy. Cuối cùng nước nào nhanh chóng phục hồi kinh tế mới là nước chống dịch thành công. Các con số hiện nay chưa nói lên điều gì cả, nhất là khi dịch bệnh vẫn còn đang tiếp diễn. Nếu chỉ dựa vào số liệu được công bố đến thời điểm này, có lẽ Lào mới đáng ngạo nghễ nhất thế giới. Những nước nghèo nhất mới là những nước ít mắc dịch nhất! 

Ảnh đính kèm là biểu đồ mắc dịch của các nước dựa trên GDP đầu người (trục x) và số ca dương tính trên triệu người (trục y). Các nước giàu thường DC hơn (dẫn đến số liệu minh bạch và có khả năng test nhiều hơn các nước nghèo và độc tài)

Dương Quốc Chính
Độc tài và dân chủ khi đối diện với khủng hoảng


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo