Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

HÃY BIẾT CHIA SẺ VÀ TÔN TRỌNG NHỮNG NGƯỜI NHẶT VE CHAI

HÃY BIẾT CHIA SẺ VÀ TÔN TRỌNG NHỮNG NGƯỜI NHẶT VE CHAI Chúng ta thường hay nghe người ta nói với nhau”học hành như mày có nước đi lượm...

HÃY BIẾT CHIA SẺ VÀ TÔN TRỌNG NHỮNG NGƯỜI NHẶT VE CHAI

Chúng ta thường hay nghe người ta nói với nhau”học hành như mày có nước đi lượm rác”(lời cha mẹ la thán con cái) “ thua vố này có nước đi móc bọc” ( lời than thở về một vụ đầu tư thua lỗ)...các cụm từ” lượm rác” “móc bọc”’chỉ về hoạt động của tầng lớp có thể nói cùng đường trong việc mưu sinh, nhưng dưới mắt nhiều người là thấp kém, là dơ bẩn.

Do đó khi đi đường chạm mặt với người đẩy xe đạp, vác bao đi moi từng bịch rác, nhiều người thường né ra vì cái mùi chẳng lấy gì làm nồng nàn mà đậm dấu cần lao đó.

Thế nhưng nếu tĩnh lặng mà quan sát, chiêm nghiệm thì chính chúng ta mới phải học nhiều điều từ họ. Điều mà ta học có khi trở thành phương châm sống, làm việc hợp lý và hiệu quả nữa là đằng khác. 

Đầu tiên, ta thấy họ không ngại dơ bẩn để tìm thấy những thứ có thể nhặt lấy, rác ở xứ ta không có sự phân loại nào, ngay đến người mang rác còn kinh hãi chứ nói gì đến người moi rác để lượm. Họ làm một cách bình thản, có những thứ như mảnh thủy tinh, kim tiêm.... vậy mà họ không mang bao tay, thì khả năng bị thương là không nhỏ, một vết thương là bao nhiêu vi trùng xâm nhập nguy hiểm...

Bài học dành cho chúng ta là: trong mưu sinh không có chỗ cho sự sợ hãi, sự dè dặt: nhìn rộng hơn, để đạt được một mục tiêu, ta phải chấp nhận vượt qua khó khăn thậm chí là rủi ro, trên đường thành công không có chuyện chỉ rải hoa hồng.

Ta thường thấy họ tỉ mỉ nhặt từng cái lon, vỏ chai...những thứ ấy chẳng đáng vài đồng, nhưng họ vẫn lượm cho bằng hết, dĩ nhiên không chỉ bõ công tìm với mà còn góp từng chút một để có thêm ít tiền...một cái giá trả cho công lao động cực rẻ nhưng họ vẫn làm, điều đó cho chúng ta bài học lớn:

Đừng thấy cái lợi nhỏ mà không làm, đừng bao giờ tham vọng chỉ làm cái gì đó có lợi lớn, kiếm được nhiều tiền mà bỏ qua các cơ hội nhỏ. Việc càng dễ kiếm tiền hoặc kiếm được nhiều tiền thì rủi ro, nguy hiểm càng lớn, tinh thần” tích tiểu thành đại” hay” kiến tha lâu đầy tổ” phải biết thực hiện triệt để. Bởi không thể có cái lớn lao tự đến mà không bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt.

Dĩ nhiên ta nhìn thấy ở họ sự cần mẫn hiếm có, đi hết nơi này nơi khác không quản nắng mưa, đông đúc hay bị mắng mỏ. Nhiều người cố nhặt cho đến khi phải về( vì đói, vì mệt hoặc xe đã đầy) do đó siêng năng cần mẫn đi với sự nhẫn nại, tận tụy. Nếu siêng năng mà vội vàng quá thì kết quả khó mĩ mãn. Và như Lỗ Tấn nói; trên đường thành công không có dấu chân người lười biếng!

Một bài học khác không phải ai cũng thấy đó là họ đã góp phần bảo vệ môi trường, góp thêm của cải cho xã hội. Nếu rác đưa ra thẳng bãi mà không đến tay người nào nữa thì hẳn nó trở thành những thứ khó phân hủy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Còn ở đây rác được nhặt lại đưa vào cơ sở tái chế, trở thành sản phẩm mới có ích cho con người.

Vậy nên chính người nhặt rác chỉ cho chúng ta( dù rất vô tình) một
phương châm về tìm kiếm lợi ích, làm sao để hài hoà giữa các nhóm người trong xh.

Cuối cùng ta học thêm bài học về sự tôn trọng người khác: một người lượm rác, nếu làm việc cẩn thận, bới rác thận trọng xong cột lại và để bịch rác vào đúng chỗ, không chỉ tránh bị thương cho mình mà còn không làm ảnh hưởng đến người khác, thì họ vẫn rất xứng đáng nhận được sự tôn trọng. Chúng ta nên nhìn nhận và tỏ thái độ với người khác về hành vi của họ( bất kể đối với ai) hơn là về địa vị, sự giàu có hay những điều khác!

Nên khi chú tâm quan sát những người nhặt rác bất kỳ thấy được ở thành phố này, tôi đã thay đổi cách nhìn về họ. Và hi vọng nhiều người trong chúng ta cũng nên nhìn họ bằng ánh mắt chia sẻ, tôn trọng hơn.

Thao Ngoc  9/4





Không có nhận xét nào

Quảng Cáo