Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CNXH VÀ CON NGƯỜI - TÁC HẠI CỦA TOÀN TRỊ LÊN DÂN CHÚNG

[ CNXH VÀ CON NGƯỜI - TÁC HẠI CỦA TOÀN TRỊ LÊN DÂN CHÚNG ] Phân tích về sự ảnh hưởng của chính quyền độc tài đối với con người đã được đề ...

[CNXH VÀ CON NGƯỜI - TÁC HẠI CỦA TOÀN TRỊ LÊN DÂN CHÚNG] Phân tích về sự ảnh hưởng của chính quyền độc tài đối với con người đã được đề cập nhiều lần, mặc dù vậy, nó chưa bao giờ là một điều cũ. Vì tác hại của nó có thể được trông thấy hàng ngày. Mỗi lần chứng kiến một phản ứng quái lạ của đám đông hay hành vi phản cảm của cá nhân nào đó, mọi thứ đều có thể giải thích bằng cơ chế đã nuôi dưỡng họ thành người.

Nhìn lại đất nước và dân tộc, chúng ta không khỏi buồn lòng bởi những hậu quả đang được gánh chịu. Khi sống quá lâu trong môi trường độc hại, con người mất sự nhận giác. 

Đây là kết quả của cỗ máy chuyên quyền áp chế lên người dân.

CHIA RẼ - Cách để làm suy yếu một dân tộc là phân chia họ ra nhiều phần và tạo xung đột để đám đông kia không bao giờ thống nhất sự mạnh. Bạn có thể thấy điều này rất rõ trong xã hội chúng ta. Đầu tiên là theo bên thắng và thua cuộc bằng cách dựa trên sơ yếu lý lịch. Nếu bạn là con cháu bên bại trận thì luôn cảm thấy khó chịu và thiệt thòi vì bị giới hạn nghề nghiệp và linh hoạt xã hội. Như có một nỗi hận vô hình khiến hai phía không thể nào ngồi cùng nhau, đây ít nhiều cũng là mục đích và kết quả của chính sách đó.

Tồi tệ hơn, bạn có thể thấy khoảng cách đó xuất hiện thông qua xung đột Bắc Nam. Người miền Nam vì trước đây đa số có người thân đánh cho một chính quyền không còn tồn tại nữa cho nên cảm thấy mình là công dân hạng hai. Khi nhìn thấy miền Bắc có thêm đường cao tốc, họ cảm thấy bực tức. Cảm xúc này được nhân lên khi người đứng đầu khẳng định rằng vị trí cao nhất tổ chức chỉ nên thuộc về một cá nhân miền trên.

Nạn chia rẽ này khó mà biến mất và sẽ tồn tại mãi mãi. Nhất là khi một bên coi sự đau khổ của bên còn lại là giải trí để mua vui. Để rồi khi ngày thống nhất đến, thay vì tưởng niệm và hoà giải dân tộc, họ biến không gian mạng thành bãi chiến trường.

GIAN DỐI - Con người vốn trung thực, tuy nhiên, chỉ trong môi trường phù hợp. Nếu sống dưới một cơ chế bảo vệ sự gian dối hoặc làm lơ trước sai trái thì những thành viên trong xã hội đó sẽ dần bị ảnh hưởng theo. Khi quan chức đánh cắp hàng trăm tỷ đồng và chỉ bị phạt nhẹ, khi người lãnh đạo không thành thật về tài chính hay khi cán bộ trở nên giàu có mặc dù lương chỉ đủ tồn tại qua ngày, quan điểm phổ biến sẽ là hãy sống phi trung thực vì sẽ không ai làm gì mình.

Gian dối là sự lựa chọn của cá nhân nhưng sự nhân rộng của nó là kết quả của việc thả lòng quản lý. Kẻ cướp được vô tư lộng hành, giáo viên lừa học viên vẫn vô tư tồn tại hay doanh nghiệp không thực hiện cam kết lời hứa với khách hàng vẫn ngang nhiên quảng cáo. 

Khi thiếu đi lực lượng giám sát kẻ xấu, xã hội loạn. Từ đó xảo trá lên ngôi. Người lừa người, bạn lừa bạn, họ hàng lừa họ hàng. Tất cả những gì chúng ta chứng kiến đều ít nhiều chịu tác động bởi bộ máy điều hành. Đó là một xã hội đầy dối trá.

NGHI NGỜ - Vì sống trong dối trá và thiếu đi lực lượng chức năng thi hành, con người không biết làm gì nên đành tự giải quyết vấn đề. Họ không màn đến luật pháp vì không còn niềm tin vào nó. Họ mặc kệ lẽ thường vì chẳng biết phân biệt ai thật thà hay lừa đảo. Họ không tin tưởng ai ngoài bản thân mình và nghi ngờ tất cả. 

Bạn sẽ cảm thấy sự bực bội này khi đi mua đồ và nhân viên soi mói bạn như kẻ trộm, hay khi gửi xe và phải lấy vé của bảo vệ vì nếu không thì mất ráng chịu. Mối quan hệ giữa người và người trong một cơ chế độc tài ít khi nào thân thiết mà chỉ dừng ở mức xã giao. Vì mỗi ngày họ đều nghe hàng loạt tin tức về trộm cắp và lừa đảo. Nó khiến họ tăng cảnh giác và đề cao tất cả xung quanh mình. 

GATO - CNXH bắt đầu, phát triển, thành công và tồn tại dựa trên sự đố kỵ và ganh ghét. Trước đây vì nắm bắt được tâm lý của đám đông nên những người âm mưu đã áp dụng hình thức này để làm nền tảng. Ở những nước phong kiến, nơi đa số dân chúng sống trong sự bần cùng và khốn khổ, họ dồn hết sự bực tức của mình lên tầng lớp tư sản. Thay vì coi nhau là cộng sự để cùng phát triển thì phe số đông muốn triệt hạ phe thiểu số. 

Khi được mang về đất nước đông dân nhất thì họ dùng lòng GATO đó để chia rẽ người giàu và nghèo rồi biến hai bên thành kẻ thù. Cùng với nước ngàn năm văn hiến ở dưới, những nhà cách mạng thi hành chính sách cải cách đất đai nhằm thoả mãn đám đông và triệt hạ đối thủ. Nó rất thành công và hiệu quả, những kẻ đố kỵ kia cảm thấy vui vì chứng kiến người khác mất sạch tất cả còn mình thì không được gì ngoài sự trả thù gián tiếp.

Ngày xưa đã vậy thì hiện tại cũng không khá hơn. Xung đột giai cấp vẫn được thấy rất rõ trong một xã hội người nghèo chiếm đa số. Hai tầng lớp này không ưa nhau và đó là ý nguyện của tổ chức điều hành.

Về tính cách con người thì sẽ thấy rõ hơn. Văn hoá nơi này thiên về đả kích, dìm hàng và chỉ trích thay vì khích lệ và động viên. Vì lý do nào đó, chúng ta cảm thấy hả hê khi thấy người khác sụp đổ. Một người Tây thấy ai đó hơn mình sẽ vỗ tay khen và coi đó là động lực. Còn những người CNXH sẽ coi ai hơn mình là đối thủ để triệt tiêu. Thật đáng sợ.

VÔ CẢM - Con người trong xã hội toàn trị chỉ muốn tập trung làm giàu, ăn ngon mặc đẹp và hưởng thụ. Họ không có lý tưởng và cũng không cần mục tiêu gì cao cả hơn. Họ mặc kệ những thứ xung quanh và sống cho đến hết ngày, rồi đi ngủ và lặp lại. Câu tiêu biểu phổ thông nhất mà bạn sẽ nghe là, “Tôi không quan tâm,” “Mặc kệ nó” hoặc “Tới đâu tới.” 

Đặc biệt hơn, họ thờ ơ với chính trị như đó là điều gì đó rất xa vời và to lớn. Nếu có ai có thử đề cập hay nhắc khéo thì họ sẽ phản ứng với giọng điệu bác bỏ. Như một streamer nổi tiếng giải thích, “Tôi không làm chính trị. Không, không, không.”

Cũng không thể trách được vì trong cơ chế như vậy thì dù có quan tâm cũng không được gì. Vì con người không được nói và ý kiến họ không được tôn trọng. Dần dần, không khí này tạo ra những con người sống như chết, chẳng khác nào nhũng cái máy biết di động. 

HÈN - Một dân tộc nối tiếng với lịch sử chống ngoại xâm sau nửa thế kỷ dưới sự cai trị của một bộ máy chuyên chế đã mất sạch dũng khí. Thay vì thấy sự mạnh mẽ, chúng ta thấy những con người nhu nhược. Đâu rồi khí thế nam nhi mà chỉ còn những buổi ăn nhậu quên thời gian. Còn đâu con cháu của Trưng Trắc Trưng Nhị hay Trần Hưng Đạo, bây giờ chỉ là những tâm hồn lạc lối.

Gọi là hèn thì không có gì là quá đáng. Hèn nên mặc kệ, hèn nên vô tâm, hèn nên không để ý đến gì khác ngoài bao tử, hèn nên sống thơ ơ, hèn nên chìm đắm trong những thứ vô bổ.

Có đáng trách không, đáng. Một dân tộc hèn sẽ mãi dậm chân tại chỗ vì họ xứng đáng.

KẾT LUẬN - Khi viết lên những lời trên, tác giả cũng tự hỏi đất nước này sẽ tồn tại được bao lâu. Thật đau lòng khi nghĩ đến tương lai phía trước, nếu có. Nó vẫn ở đây và phát triển nhưng chỉ bằng một phần nhỏ so với sức mạnh tiềm năng. Con người vẫn tồn tại nhưng sẽ như những cơ thể với tâm hồn chết. 

Tác hại của CNXH quả khủng khiếp. Từ sự chia rẽ dân tộc, làm con người gian dối, khiến đồng bào nghi ngờ lẫn nhau, biến lòng đố kỵ làm động lực, khoá thân thanh niên trong sự vô cảm và kìm chế nhân dân trong hèn nhát. 

Không cần vũ khí, chẳng cần súng hạn, chỉ cần một tư tưởng và cỗ máy điều hành là đủ để huỷ diệt một dân tộc và tàn phá một quốc gia. Đó là nơi tôi đang sinh sống. [14.5.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo