Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIÁO DỤC XÃ NGHĨA

GIÁO DỤC XÃ NGHĨA Mấy hôm rồi có mấy stt của mình bị các cháu bò đỏ vào húc rất là hung hãn. Khoảng 90% trong đó không cần quan tâm đến lý l...

GIÁO DỤC XÃ NGHĨA

Mấy hôm rồi có mấy stt của mình bị các cháu bò đỏ vào húc rất là hung hãn. Khoảng 90% trong đó không cần quan tâm đến lý lẽ. Cứ lao vào chửi, dùng ngôn ngữ rất hạ đẳng. 100% các cháu này ở lứa tuổi HS, SV hoặc mới đi làm, tầm 16-25. Đây là thế hệ tương lai của đất nước.

Nếu ai đó đang nghiên cứu xã hội học về bò đỏ, DLV hoặc nghiên cứu về cách ứng xử của người trẻ với mạng xã hội thì đây là 1 đề tài rất hay, có thể thành luận án TS.

 Khái niệm bò đỏ là 1 thuật ngữ khoa học, không có ý miệt thị, được giới nghiên cứu khoa học chính trị hàn lâm trên FB VN dùng để chỉ thành phần thân cộng cực đoan, thiếu lý trí. Tên giao dịch quốc tế là red bull (để tránh xúc phạm bò cái, không ai nỡ đánh bò cái, dù bằng roi mây).

VN được xếp trong top 5 nước có ứng xử kém văn minh trên mạng XH, trong số 25 nước được khảo sát. Điều đó chỉ có thể là do giáo dục và pháp luật, mà giáo dục có vai trò chính.

Trong số những kẻ hung hãn nhất khi chửi bới trên MXH thì trẻ trâu và bò đỏ là số 1, nếu 3 trong 1, vừa là bò đỏ, vừa là trẻ trâu, lại bảo vệ thần tượng (có thể là lãnh tụ chính trị hoặc người nổi tiếng) thì sẽ siêu hung hãn.

Bò đỏ hung hãn, vì chúng tự cho là chúng được phép như vậy nhân danh lòng yêu nước, yêu chế độ, chúng cho rằng để bảo vệ chế độ online thì có thể vi phạm pháp luật. Mà thực tế mọi hành vi lăng nhục trên mạng đều vi phạm pháp luật (xem ảnh đính kèm). Nhưng khi cơn cuồng nổi lên thì chúng bất chấp, chúng coi như đang cầm súng đánh đuổi ngoại xâm, bắn giết thoải mái, còn được phong anh hùng!

Trẻ trâu hung hãn vì tuổi trẻ bốc đồng, cạn nghĩ, nhiệt tình cộng ngu dốt (về kiến thức và pháp luật), lại dễ bị kích động.

Fan cuồng hung hãn vì chúng sẵn sàng chết vì thần tượng, bảo vệ thần tượng đến giọt máu cuối cùng.

Cả 3 nhóm trên đều dễ rơi vào giới trẻ nhất. Riêng bò đỏ thì bất chấp lứa tuổi, nhưng độ hung hãn giảm dần theo tuổi tác, trừ các đồng chí từng tham gia lực lượng vũ trang!

Tại sao lại cho rằng đây là lỗi ở giáo dục XHCN?

Đó là vì GD xã nghĩa triệt tiêu phản biện, mất tự do, không đào tạo HS về phương pháp tranh luận, không dạy về tư duy logic như 1 môn học độc lập. Tóm lại là thiếu khai phóng.

Điều đó dẫn đến hệ lụy là kiến thức của HS SV bị đóng hộp bởi những gì được nhồi sọ. Vì thế, họ chỉ thấy những điều tốt đẹp về lãnh tụ, về thần tượng, về chế độ, nên khi thấy tiếng nói trái chiều là lên cơn điên sẵn sàng húc tung tất cả, cắn tan hết thảy những trở ngại kia mà bất cần lý lẽ.

Vì không được dạy cách lý luận logic nên họ không biết làm cách nào để phản biện đối phương, nên điều nghĩ đến đầu tiên là chửi và chửi. Chửi đâu có làm cho họ trở nên đúng, thậm chí ngược lại. Khi trí tuệ bất lực là bạo lực lên ngôi. Người quan sát chỉ cần thấy bên nào chửi trước thì sẽ cho là bên đó đuối lý. Vì đuối thì mới phải dùng đến bạo lực (ngôn ngữ). Hơn nữa, chửi bới chính ra lại làm nhục chính những người (tổ chức) mà mình bảo vệ. Vì người ta sẽ nhìn chó để đánh giá chủ.

Vì thiếu kiến thức pháp luật nên bọn trẻ kia sẽ ngang nhiên vi phạm pháp luật. Nhưng phần lớn lý do khiến chúng hồn nhiên như vậy là vì pháp luật cũng không công bằng. Nếu bạn chửi chế độ, bạn sẽ sẽ bị phạt tiền. Nhưng bạn chửi thằng khác để bênh vực chế độ, bạn lại không sao! Trên lý thuyết thì 2 hành vi đều vi phạm pháp luật như nhau, xúc phạm tổ chức hay cá nhân thì đều phạm luật cả.

Nhiều người cho là việc chửi bới hung hãn trên mạng là do đạo đức xuống cấp. Nhưng theo mình thì chủ yếu là do giáo dục XHCN và pháp luật không nghiêm minh. Vì đạo đức là khái niệm hư vô, không có sự ràng buộc chặt chẽ và phụ thuộc nền tảng xã hội của mỗi cá nhân.

Vấn đề dễ dẫn đến tranh cãi nhất là do người Việt rất ít kỹ năng tranh luận và đọc hiểu kém. Mình đã viết 1 stt về vấn đề SỰ VIỆC (fact) và QUAN ĐIỂM (opinion). Cũng cần nhắc lại ở đây.

Fact: Là sự việc đã xảy ra, là vấn đề có thể được chứng minh, là điều đúng hoặc sai.

Opinion: Là những quan niệm không thể chứng minh, cảm nhận cá nhân, dễ tranh cãi dù quan niệm được Fact hỗ trợ.

Ví dụ stt về Đen Vâu, mình hiểu điều này nên đã chỉ rõ fact mà ĐV sai, đó là nó ngày 30/4 là ngày độc lập, tự do. Còn vấn đề ơn huệ mà ĐV nhớ, thì đó là quan điểm, mình không đánh giá. Cậu ta có thể ơn đảng, ơn bác Hồ, bác Giáp, ơn con chó cứu mạng...đó là quyền riêng tư.

Tương tự vậy, mình không thích nhạc rap, đó là quan điểm, mình có quyền coi thường nó, cũng như người khác tôn vinh nó, đó là quan điểm.

Mình đánh giá đa số người học chỉ hết cấp 3 sẽ viết sai chính tả với stt dài 1 gang tay, đó là quan điểm cá nhân, đương nhiên không thể chứng minh (vì phải điều tra xã hội học diện rộng). Vì thế nên mình nghi ngờ ĐV tự viết stt đó, cùng với việc nghi ngờ tính logic về nội dung stt. Đó là quan điểm, có thể sai hoặc đúng và đánh giá phải dựa trên lý lẽ.

Đã là quan điểm thì không nên tranh luận nhiều, gay gắt, vì nó đâu có thể chứng minh đúng sai? Tranh luận để làm rõ quan điểm thì được, rõ hết rồi mà đối phương không chấp nhận thì thôi. Nên vui vẻ mà dừng. Bạn có quyền chửi là nhạc cổ điển nghe như chó sủa mèo kêu, không sao hết. Nghệ thuật vốn không thể định lượng. Không thể nó là nhạc rap có nhiều người nghe hơn nhạc cổ điển nên nó phải hay hơn!

Còn fact, là thứ cân đong đo đếm được, có thể chứng minh được đúng sai. Thì nên tranh cãi đến khi nào tìm thấy chân lý. Đó mới là điều đáng tranh cãi.

Những ai không phân biệt được 2 khái niệm trên thì sẽ đâm đầu chửi bới quan điểm của nhau mà kết quả chả đi đến đâu. Người Việt hay bị thế và bò đỏ thì ở dưới đáy của sự hiểu biết nên càng thế.

Trong số những người vào tranh luận ở stt ĐV, cũng lọt ra được 1 cmt mà mình cho là có giá trị, đại ý bạn ấy hỏi rằng:

 -Tại sao em có thể tin những gì anh viết là đúng, những gì trong SGK và thầy cô dạy là sai?

Mình trả lời rằng: 

- Ở trường bạn không được tự do phản biện thầy cô và SGK. Nên kiến thức ở đó là 1 chiều, việc đúng hay sai bạn sẽ không thể phân biệt, do không thể đặt câu hỏi.

Còn ở đây, bạn được tự do đặt câu hỏi bất cứ gì bạn nghi ngờ. Mình sẽ trả lời bạn bằng lý lẽ và dẫn chứng. Lúc đó bạn có quyền tin hay không tin.

Tóm lại, ở trường bạn không có tự do GD, còn ở đây bạn được tự do. Thậm chí tự do chấp nhận hay không chấp nhận thông tin. Mình không thể nói trước là mọi thứ mình viết là đúng hơn sách. Nhưng khi bạn có cơ hội phản biện thì xác suất nhận được thông tin đúng sẽ cao hơn.

Mình mà viết sai, sẽ có hàng vạn người khác chửi mình trước bạn. Nếu thầy bạn dạy sai, không ai dám chửi thầy bạn để bạn biết! 

Đó là sự khác biệt giữa giáo dục tự do và 1 chiều.

Bạn ấy nói thêm: 

- Vậy anh đừng block các bạn bò đỏ, để các bạn ấy được học.

- Mình không có trách nhiệm dạy, truyền kiến thức cho toàn xã hội. Những ai thực sự muốn biết những kiến thức "lộn lề" có dẫn chứng thì sẽ được biết, nếu cầu thị. Còn bò đỏ vào chửi thì họ tự đánh mất cơ hội. Mình không hề áy náy về điều đó.

Dạy chó chỉ khi nó không cắn mình cơ.

Dương Quốc Chính





Không có nhận xét nào

Quảng Cáo