Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SỰ ĐỘC LẬP CỦA THẨM PHÁN

SỰ ĐỘC LẬP CỦA THẨM PHÁN Thẩm phán Tòa án tối cao của Mỹ do TT Mỹ đề xuất và thượng viện phê chuẩn. Thẩm phán được chọn qua quá trình sàng l...

SỰ ĐỘC LẬP CỦA THẨM PHÁN

Thẩm phán Tòa án tối cao của Mỹ do TT Mỹ đề xuất và thượng viện phê chuẩn. Thẩm phán được chọn qua quá trình sàng lọc năng lực và nhân thân của phía hành pháp (Bộ Tư pháp, FBI...), hội luật sư và ủy ban tư pháp thượng viện (quyết định để bỏ phiếu). Đa số thẩm phán đều cùng đảng với TT đề xuất họ.

Điều quan trọng nhất để thẩm phán Mỹ có thế có các quyết định độc lập, thậm chí phản biện cả TT, đó là do họ có nhiệm kỳ trọn đời, chỉ đến khi nào họ xin nghỉ hưu hoặc do vi phạm vấn đề đạo đức (bị luận tội bởi hạ viện). Tức là thẩm phán được phê chuẩn bởi thượng viện và phế truất bởi hạ viện Mỹ. 

Chánh án Tòa tối cao và TT Mỹ cũng không thể cách chức 1 vị thẩm phán. Thực tế cũng chưa ai bị phế truất thành công. Việc luận tội thẩm phán cũng chỉ bởi vấn đề tư cách chứ không phải vì vấn đề chuyên môn. Tức là những phán quyết chuyên môn của họ là tuyệt đối độc lập, không phải sợ ai hết.

Vì không có nhiệm kỳ nên thẩm phán Mỹ cũng không cần loay hoay lo việc tranh cử nhiệm kỳ sau, khiến không ai có thể tác động gây sức ép được.

Còn thẩm phán VN có nhiệm kỳ đầu là 5 năm, nhiệm kỳ sau là 10 năm và có thể bị miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị bởi Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia (do Chánh án tòa án nhân dân tối cao làm chủ tịch) và Chánh án tòa án nhân dân tối cao trình QH phê chuẩn và chủ tịch nước miễn nhiệm.

Ngoài ra, thẩm phán còn là đảng viên, nên phải tuân thủ tổ chức đảng mà mình tham gia. 

Việc biểu quyết của 17 vị thẩm phán (Mỹ chỉ có 9 vị) lại công khai bằng cách giơ tay, cũng là cách rất trẻ con (họp sinh hoạt đội), khó ai dám làm trái ý sếp.

Như vậy, thẩm phán tòa tối cao VN bị phụ thuộc sếp Chánh án và tổ chức đảng của mình và bị miễn nhiệm bởi CTN (hiện tại kiêm luôn TBT). Chính vì vậy, nói là mỗi thẩm phán có thể có biểu quyết độc lập cho vụ HDH là chém gió, sai về bản chất.

Vụ GĐ thẩm HDH rơi vào tình huống rất nhạy cảm, ngay trước khi họp hội nghị trung ương mà ông chánh án là 1 UV TƯ. Ông bị đẩy ra để đối đầu với dân trong vụ án này trong khi bị rơi vào tình huống đặc biệt là đã từng làm sếp CS điều tra ở Bộ CA và Viện trưởng Viện KS tối cao, đã từng bác kháng nghị GĐ thẩm. Vì ông Bình bị rơi hoàn cảnh đó kèm theo sự không thể công tâm của 17 thẩm phán như phân tích ở trên nên dẫn đến kết quả như vừa rồi là dễ hiểu.

Vì thế việc này cần Quốc hội can thiệp như ý kiến của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu là hợp lý.

Dương Quốc Chính








Không có nhận xét nào

Quảng Cáo