Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THIÊN CỔ NHỊ ĐẾ ?

THIÊN CỔ NHỊ ĐẾ ? Đây có lẽ là ước mơ thầm kín xuyên suốt nhất của ông Tập Cận Bình từ khi lên cầm quyền đến nay. Nó lý giải sách lược của T...

THIÊN CỔ NHỊ ĐẾ ?

Đây có lẽ là ước mơ thầm kín xuyên suốt nhất của ông Tập Cận Bình từ khi lên cầm quyền đến nay. Nó lý giải sách lược của Trung Quốc trước đây và cho ta sự đánh giá tương đối chính xác về diễn biến sau này của bàn cờ chính trị thế giới.

Nhiều người nói Tập có giấc mơ muốn đạt được tầm vóc của Mao Trạch Đông trong lịch sử nhưng tôi cho là ông Tập muốn hơn thế. Nếu Khang Hy được lịch sử thế giới (cả Đông và Tây) ghi nhận là “Thiên Cổ Nhất Đế” thì Tập muốn mình là “Thiên Cổ Nhị Đế” tiếp theo. Nên mặc dù đang chịu nhiều sức ép trong ngoài ép Tập từ chức nhưng ông chọn giải pháp đốt đống lửa to hơn.

Từ bài “Xuất sư” tôi viết trước đây thì đến nay bàn cờ thế giới đã có những chuyển biến đáng kể và nghiêm trọng. Hẳn nhiên Trump xuất sư thì Tập cũng phải xuất sư. Hiện nay ở châu Á thì chúng ta thấy tình hình rất căng thẳng quân sự ở Đài Loan, Hong Kong, biên giới Trung-Ấn và Biển Đông. Mỗi nơi có một bối cảnh khác nhau để đánh giá khả năn bùng nổ.

Nếu Tập muốn đi theo Khang Hy thì hẳn nhiên Tập phải biết câu “Đại Thanh không chỉ là của trẫm mà trẫm còn là của Đại Thanh” là tư duy xuyên suốt của Khang Hy khi ông lãnh đạo Trung Quốc. Thế nên trong bối cảnh sức ép trong ngoài và sự sụt giảm uy tín quốc tế như vậy, Tập cần một chiến thắng và một thành quả chính trị để ông duy trì ngai vàng. Kèm theo đó một sự thất bại cũng sẽ là giọt nước cuối cùng làm Tập mất ngai.

Trước nhất nói về Đài Loan. Căng thẳng Trung- Đài đã lên cao nhất tính từ thời Mao đến nay tuy nhiên giọt nước cuối cùng là “Đài Loan độc lập” vẫn chưa rơi xuống. Mà tôi cho rằng trong trung hạn cũng sẽ chưa rơi xuống. Bà Thái Anh Văn là một nữ vương dày dạn để kiểm soát nhịp độ trận đấu, bên cạnh đó là Mỹ- Trung đều thực sự không phía nào muốn chiến tranh nổ ra ở Đài Loan. Có quá nhiều móc xích từ các bên đan xen ở xứ này, không có lợi ích nào cho ai nếu chọn Đài Loan là lá cờ bị đốt đầu tiên.

Điểm thứ hai là biên giới Trung-Ấn. Nhiều người cho là Trung muốn căng thẳng với Ấn mấy hôm nay là để “dẫn lửa ra ngoài” nhưng tôi cho là ngược lại. Nói về gây chiến lúc này thì Ấn Độ có nhiều động cơ muốn gây chiến hơn là Trung Quốc. Tương quan hai nước thì Ấn Độ là chén đá, Trung Quốc là chén sứ, cả hai cùng vỡ thì chén đá có lợi hơn. Chưa kể là nếu Mody tát cho Tập một cú mạnh tay lúc này thì G7 mới đặt ra câu hỏi là đã đến lúc xem Mody ngang hàng với nguyên thủ của họ hay chưa ? Do đó Tập sẽ muốn hoà hoãn với Mody hơn là muốn chọc giận Ấn Độ thêm.

Vấn đề Hong Kong lúc này tôi đánh giá là thật sự rất nghiêm trọng cho phe dân chủ xứ này. Nếu ta đánh giá Tập muốn đi theo Khang Hy thì ta cần thấy là Tập sẽ nhìn Hong Kong như “phản binh Ngô Tam Quế”. Khang Hy sau khi trừ Ngao Bái thì thu hồi Côn Minh trước khi tính toán Đài Loan. Vậy thì Tập sau khi diệt Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang thì ắt phải thu hồi Hong Kong trước khi tính toán các chỗ xa hơn.

Nếu nhìn Tập như vậy thì bây giờ cần thấy là Trump và các đồng minh của ông sẽ tính toán gì ? Hẳn nhiên phe đồng minh đã thấy trước bàn cờ sẽ đi đến bước hôm nay nên Trump đã nhanh chóng đi Ấn Độ. Như trong loạt bài phân tích về chiến lược Indo -Pacific trước đây tôi nói rằng phe đồng minh cần sức mạnh bộ binh của Ấn Độ, nên Trump đi Ấn Độ cũng là để chuẩn bị cho nước cờ “giải cứu Hong Kong” lúc này sắp diễn ra. Thủ tướng Mody của Ấn Độ hẳn nhiên sẽ mượn vũ khí và USD từ Trump để giúp 1,3 tỷ dân của ông có thêm việc làm và nếu may mắn thì Ấn Độ lại có thêm đất đai.

Phe đồng minh giữ Hong Kong lúc này không chỉ là phá vỡ “đường lối Khang Hy” của Tập mà còn là giữ uy tín chính trị cho họ. Nên tôi đánh giá là việc Trump khẩn cấp triệu tập hội nghị trực tiếp G7 trong tháng 6 là để ra quyết định tập thể về vấn đề Hong Kong. Đức và EU từ chối tham gia với lý do công khai là sợ dịch nhưng lý do phía sau là Đức chịu trách nhiệm ở Châu Âu về mặt trận Trung Đông và đề phòng Nga. Nên “giải cứu Hong Kong” sẽ chỉ có Mỹ-Anh, Úc, New Zealand, Nhật Bản và Ấn Độ là vai chính mà thôi.

Nhìn diễn biến Mỹ-Hong Kong đến nay thì tôi đánh giá là Mỹ sẽ không lùi và phe dân chủ Hong Kong cũng sẽ không lùi. Vậy câu trả lời là nằm ở quân uỷ trung ương đảng CSTQ. Theo những tin tức tôi biết là hầu như ý định phát động đàn áp quân sự ở Hong Kong chỉ xuất phát thật sự từ phía Tập. Còn với các tướng của PLA trong quân uỷ trung ương thì là “dễ thì lấy, không thì dừng” vì các tướng này không muốn phát động chiến tranh Mỹ-Trung.

Các thủ lĩnh dân chủ trẻ của Hong Kong như Joshua Wong cũng biết tâm lý này của Quân uỷ Trung ương Trung Quốc nên tôi đánh giá là họ vẫn sẽ đẩy cuộc tranh đấu lên cao hơn và nóng hơn nữa miễn là quân đồng minh phải xuất hiện gần Hong Kong ngày càng nhiều. Đó là lý do ta thấy gần đây phe đồng minh ráo riết thử nghiệm đủ loại vũ khí và tập trận, kể cả vũ khí hạt nhân. Vấn đề chỉ là thần kinh của ai vững hơn ai.

Cuộc diện bây giờ đã xoay chuyển như trên nên Biển Đông bây giờ trở thành thế “ỷ giốc” trong bàn cờ lớn. Bên nào ưu thế ở Hong Kong thì sẽ trở nên có ưu thế ở Biển Đông. Cái duy nhất làm Tập còn dè chừng lúc này là Trump đã không còn gọi ông là “người bạn lớn” như xưa nữa. Hồi đó Trump từng tuyên bố là “trong suốt vấn đề Hong Kong, tôi đứng sát cánh với ông Tập”. Thế thì giờ một khi Trump rời chỗ đứng sát cánh đó đi thì Tập hiểu rằng Trump đang đào hố xung quanh. Nhưng Khang Hy muốn là đại đế thì không thể không dứt điểm thu hồi Côn Minh.

Việt Nam đang đứng ở một góc trong thế “ỷ giốc” đó, nhưng cái mà dân chúng thấy chỉ là các cuộc đánh nhau giành ghế lúc này mà thôi.

H.M










Không có nhận xét nào

Quảng Cáo