Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VĂN HOÁ XIN LỖI - TÂY VÀ VIỆT NAM

[ VĂN HOÁ XIN LỖI - TÂY VÀ VIỆT NAM ] Phương Tây có rất nhiều điều để chúng ta học hỏi, ở đây tôi chỉ nói về điều nên đáng làm nhất. Đó là v...

[VĂN HOÁ XIN LỖI - TÂY VÀ VIỆT NAM] Phương Tây có rất nhiều điều để chúng ta học hỏi, ở đây tôi chỉ nói về điều nên đáng làm nhất. Đó là văn hoá “Xin Lỗi.” Con người không ai hoàn hảo và thế nào cũng mắc ít nhiều sai lầm. Khác nhau ở chỗ chúng ta giải quyết vấn đề thế nào.

Hãy so sánh và suy ngẫm.

NGƯỜI PHƯƠNG TÂY - Họ thường xuyên nói xin lỗi đến mức khó hiểu. Chỉ cần va chạm nhẹ trên đường phố, dù đó không phải là lỗi của bạn thì họ cũng tự động “I’m sorry.” Nếu phải làm phiền bạn thì cũng “I’m sorry.” Nếu một lãnh đạo làm sai thì sẽ tự động xin lỗi và nộp đơn từ chức. Người dân noi theo tấm gương đó rồi áp dụng trong cuộc sống và công việc. Cho nên họ sửa sai rất nhanh.

NGƯỜI NHẬT BẢN - Người Nhật Bản thì tinh tế hơn rất nhiều. Họ “xin lỗi” trong rất nhiều tình huống mà rất buồn cười đối với chúng ta. Từ va chạm, làm phiền, tò mò, gây ồn hay để khách đợi lâu. Câu cửa miệng của họ là xin lỗi. Nếu lãnh đạo đất nước làm sai thì cũng sẽ tự động xin lỗi và từ chức như để bảo vệ danh dự. Dù không quá đáng nhưng đối với họ, chỉ hoàn hào mới đủ.

NGƯỜI TRUNG QUỐC - Vì lý do nào đó, người Trung Quốc ít khi nào xin lỗi. Có nhiều nguyên nhân giải thích. Có lẽ là bắt đầu từ thời Cách Mạng Văn Hoá, vốn tiêu diệt những tinh hoa của người dân. Thay vì tử tế thì sự thô lỗ lên ngôi. Khi lãnh đạo họ làm sai thì chắc chắn rằng sẽ không bao giờ có chuyện xin lỗi, đó là mất mặt, họ sẽ tìm đủ mọi cách để chối. 

NGƯỜI VIỆT NAM - Cũng tương tự, cùng hệ thống chính trị cho nên chúng ta cũng bị ảnh hưởng không ít. Người Việt Nam rất ít khi nào xin lỗi hoặc không biết cách thể hiện. Không phải ai cũng vậy nhưng phần lớn coi việc xin lỗi là điều gì đó hạ thấp mình, cho nên họ tiết kiệm. Ra ngoài đường va chạm thì hai bên sẽ cãi lộn, có xung đột gì thì sẽ dẫn đến bạo lực hay có bất đồng thì sẽ không nhìn mặt nhau. Còn lãnh đạo thì không cần nói, xin lỗi không nằm trong tự điển của họ. Lần cuối cùng bạn nghe một quan chức “xin lỗi” và từ chức là khi nào. Ngay cả tác giả cũng không nhớ được.

PHAN QUỲNH VÀ KIÊN TRẦN - Gần đây thì dân mạng đang bất mãn về cách cư xử của hai ngôi sao trong giới dạy IELTS. Đó là cô giáo Phan Quỳnh và Kiên Trần. Cả hai đều làm giả điểm thi IELTS để trục lợi bản thân. Nhưng khi bị phanh phui thì tuyệt đối không nhận lỗi mà vòng vo về những cái khác. Đây là lỗi cá nhân nhưng cũng là hậu quả của một hệ thống thối nát. Hơi thất vọng.

HÃY NÓI XIN LỖI - Con người ai cũng sẽ phạm phải sai lầm, nó như một điều kiện sống. Quan trọng không phải là phạm lỗi gì hay bao nhiêu lần. Mà là cá nhân đó có nhìn nhận và sửa sai hay không. Nếu có thì mọi người sẽ vui vẻ bỏ qua. Cho nên hãy nói “Xin Lỗi.” Nó không phải là hành động hạ thấp bản thân mà là sự văn minh. Cũng không phải là tranh hơn thua mà là sự tôn trọng cho mọi người. Vì một xã hội văn minh, “Tôi xin lỗi.” [24.5.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo