Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐÔI LỜI VỚI CÔ TERESA TRẦN KIỀU NGỌC, THE PRESIDENT OF INTERNATIONAL YOUTH MOVEMENT FOR HUMAN RIGHTS.

ĐÔI LỜI VỚI CÔ TERESA TRẦN KIỀU NGỌC, THE PRESIDENT OF INTERNATIONAL YOUTH MOVEMENT FOR HUMAN RIGHTS.  Huỳnh Hậu. Cô Trần Kiều Ngọc, Tôi khô...

ĐÔI LỜI VỚI CÔ TERESA TRẦN KIỀU NGỌC, THE PRESIDENT OF INTERNATIONAL YOUTH MOVEMENT FOR HUMAN RIGHTS.
 Huỳnh Hậu.

Cô Trần Kiều Ngọc,
Tôi không quen với cô, nhưng vẫn theo dõi những hoạt động của phong trào thanh niên vì nhân quyền do cô dẫn dắt.
 Đối với những tuyên bố của cô trong quá khứ, tôi thật sự thấy không đúng, nhưng tôi không đóng góp ý kiến, vì nhìn chung , mục tiêu của phong trào thanh niên vì nhân quyền là tốt.
 Nhưng hôm nay, đọc THÔNG CÁO của cô , liên quan tới cái chết của George Floyd tại Mỹ, tôi nhận thấy cô thật là lạng quạng, quan niệm nhập nhằng , nên tôi cần lên tiếng .
 Cô Trần Kiều Ngọc,
Tôi nhớ lại , trước đây cô từng tuyên bố " PHONG TRÀO CỦA CÔ CHỐNG CÁI ÁC, CHỨ KHÔNG CHỐNG CỘNG SẢN ". Khi công luận phản ứng , đặt vấn đề , thì cô chống chế rằng , ý cô muốn nói vậy để thuyết phục những thành phần trẻ, hay dị ứng với cái gọi là CHỐNG CỘNG . Vì vậy cô nói chủ trương của phong trào là chống cái ác, không chống cộng , nhằm thu phục những thành phần nói trên .
 Dù gì đi nữa, cô Ngọc cũng là đầu não của một phong trào, mà không biết phân biệt sự khác biệt giữa CHỦ TRƯƠNG của một tổ chức, và CÁCH THỨC TUYÊN VẬN quần chúng , thì thật là quá tệ !
 Hôm nay, qua cái thông cáo của cô, thay mặt cho phong trào thanh niên vì nhân quyền , cá nhân tôi lại càng thất vọng .
 Cô bảo trong thời gian qua đã theo dõi sát sao những gì xảy ra tại Mỹ , và đồng lòng kêu gọi tất cả mọi người cùng nhau tố cáo mọi vi phạm nhân quyền dù bất cứ ở đâu . 
 Thế thì xin hỏi cô Trần Kiều Ngọc, phong trào của cô đã có mặt từ lâu, và mỗi năm ở Mỹ lại có những vụ cảnh sát dùng bạo lực quá mức cần thiết , excessive force ; sao không thấy cô lên tiếng ?
 Vụ George Floyd cũng chỉ là một vi phạm luật của cảnh sát , và dù bất cứ là ai, vi phạm luật là phải bị luật pháp chế tài. Cụ thể, cảnh sát viên Derek Chauvin và ba đồng sự khác , người thì bị truy tố ra tòa, người thì bị sa thải khỏi ngành . Thế thì còn đòi hỏi gì ở đây ?
 Vụ này bỗng nổ lớn và ảnh hưởng tràn lan trên thế giới vì phe DÂN CHỦ MỸ và TRUYỀN THÔNG BỰA muốn thế ! Bạo loạn, cướp bóc, đốt phá , giết người khiến cho xã hội bất an ; tất cả những kết quả này , phe DC và truyền thông thiên tả , với sự tiếp tay của ai đó sau lưng , sẽ đổ hết lên đầu của Tổng Thống Donald J. Trump , đánh sập hình tượng của ông , để cho Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử TT cuối năm nay .
 Một người tạm gọi là dấn thân vào sinh hoạt chính trị như cô Trần Kiều Ngọc, lẽ nào không nhìn thấy được cái trò láu cá của  phe Dân Chủ Mỹ ?
 Những Joe Biden, Obama, Pelosi, Hillary hí hửng tưởng đâu dùng chiêu KỲ THỊ CHỦNG TỘC , khiến cho xã hội Mỹ nghiêng ngã , sẽ đánh sụp được Mr. Trump ; nào ngờ bị ép phê ngược, người dân Mỹ lại càng ghê tởm cho những thủ đoạn dơ bẩn , nhớp nhúa của ê kíp Joe Biden . Vì thế, sau vụ George Floyd , lại có thêm vụ Raychard Brooks bị cảnh sát Garrett Rolf bắn chết vì giựt súng của cảnh sát ở Atlanta , Georgia, mấy tên Joe Biden , Obama im hơi lặng tiếng ; sao họ không lên tiếng nữa ?
 Cô Trần Kiều Ngọc,
Lên tiếng cho những vi phạm nhân quyền là điều tốt đẹp, bởi có nhiều trường hợp con người bị chà đạp, bị tra tấn , bị giết hại một cách dã man trong bóng đêm tù ngục, mà không một ai biết đến . TIÊU BIỂU LÀ TRONG NHỮNG NHÀ TÙ CỦA CHẾ ĐỘ CSVN .Cá nhân tôi cũng cố gắng lên tiếng cho những người không có điều kiện ; dĩ nhiên tôi ủng hộ mục đích của phong trào thanh niên do cô dẫn dắt. Nhưng cô nên có cái nhìn trưởng thành hơn ; hãy biết phân biệt đâu là bản chất của sự việc . Làm sao cô có thể đánh đồng những vụ giết người ghê tởm của CSVN với vụ của George Floyd tại Mỹ ? Những thằng công an máu lạnh giết người tại Việt Nam,  có đảng che chắn cho chúng , chúng không hề bị luật pháp trừng phạt ; trong khi đó tại Mỹ thì hoàn toàn khác, không ai có thể đứng trên luật pháp ! 
Đó là tôi chưa nói tới hoàn cảnh khó khăn của người cảnh sát Mỹ . Tội phạm ở Mỹ rất bạo lực , và nghề cảnh sát là một nghề cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng . Buổi sáng người cảnh sát rời nhà đi làm , nhưng không biết buổi chiều có được bình an trở về với gia đình hay không ? 
 Trong vụ George Floyd, cảnh sát Derek Chauvin  cố ý làm chết George Floyd , rõ ràng đã vi phạm luật , và đáng bị truy tố ra tòa lãnh án tù . Nhưng vụ Raychard Brooks ở Atlanta , Georgia thì anh chàng này đã cố ý tấn công cảnh sát Garrett Rolf và partner khi họ thi hành chức trách của mình , có bị bắn chết thì cũng không trách cảnh sát được .
 Nói chung , hoàn cảnh thực tế của tội phạm tại Mỹ cũng khiến cho người cảnh sát Mỹ ở trong tình trạng căng thẳng , rất dễ sử dụng EXCESSIVE FORCE để kìm chế tội phạm . Cô Trần Kiều Ngọc muốn nhận xét đúng đắn về hoạt động của lực lượng cảnh sát tại Mỹ , thì cũng nên nhìn rõ điểm đó.
 Mong cô Trần Kiều Ngọc được bình yên .

Huỳnh Hậu.

Bên dưới là thông cáo của cô Trần Kiều Ngọc.
Bản Thông Cáo
V/v: cái chết của ông George Floyd, và phong trào Black Lives Matter
Như chúng ta đều biết, vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, ông George Floyd đã bị một cảnh sát ở thành phố Minneapolis quỳ gối chẹn cổ kéo dài 8 phút 46 giây gây tử vong. Cái chết của ông Floyd đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên toàn nước Mỹ, và lan rộng ra toàn cầu vào những ngày sau đó.
Phong Trào Giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền (Phong Trào) đã theo sát sự kiện này trong những ngày qua.
Chúng tôi nhận định rằng, tuy một phần các cuộc biểu tình của phong trào “Mạng Sống Người Da Đen Quan Trọng” (Black Lives Matter) ở một số nơi mang tính bạo động, cướp bóc và đốt phá, nó không nằm trong chủ trương của Black Lives Matter. Cho đến ngày 10 tháng Sáu vừa qua, 80 phần trăm các cuộc biểu tình của Black Lives Matter tại Mỹ đều mang tính ôn hòa, theo nghiên cứu của cơ quan Ipsos khi quan sát và phân tích 970 cuộc biểu tình trên 400 thành phố và thành thị tại Mỹ.
Như mọi cuộc đấu tranh có tính cách quần chúng, Black Lives Matter là phong trào đa dạng và không có lãnh đạo, do đó các cuộc biểu tình vẫn có những cá nhân quá khích, và bị những thành phần bất hảo trà trộn vào để thừa nước đục thả câu. Nó đã tạo ra tình trạng hỗn loạn, bất ổn, trộm cướp bằng bạo lực, gây tổn hại, mất mát về tài sản cho các cơ sở thương mại của người dân. Chúng tôi cực lực lên án những phần tử lợi dụng cơ hội biểu tỏ chính nghĩa và nhân bản này để làm những điều phi pháp.
Phong Trào chủ trương: All Lives Matter (Mạng Sống Của Mọi Người Đều Quan Trọng).
Chúng tôi luôn kiên định lập trường ủng hộ hoàn toàn các mục tiêu đấu tranh cho công lý, công bằng xã hội, và sự bình đẳng cho tất cả mọi sắc dân, chủng tộc. Chúng tôi ủng hộ mọi cuộc đấu tranh ôn hòa, bất bạo động nhưng kiên quyết nhằm chấm dứt sự xử dụng bạo lực quá đáng từ phía cảnh sát/công an đối với bất kỳ ai và ở bất cứ nơi nào.
Cái chết của ông George Floyd tại Mỹ, hay cái chết của ông Nguyễn Hữu Tấn, cụ Lê Đình Kình và nhiều nạn nhân khác ngay trong các đồn công an tại Việt Nam, đều do sự đối xử thô bạo của những nhân viên an ninh chính quyền. Những hành động này đều đi ngược lại với các giá trị trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, vì thế đều phải bị lên án một cách mạnh mẽ.
Chủ trương của Phong Trào là cổ suý tinh thần dấn thân vì nhân quyền đối với giới trẻ Việt Nam trong và ngoài nước, cũng như giới trẻ trên khắp thế giới, bằng phương thức ôn hòa, bất bạo động. Vì thế, qua sự kiện này, chúng tôi có đôi lời kêu gọi sau đây:
Thứ Nhất: Hãy cùng nhau lên tiếng đối với các vi phạm nhân quyền và hãy tích cực đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam và những nơi khác.
Thứ Hai: Hãy đề cao và tôn trọng các nguyên tắc và giá trị nhân quyền để xác định chính nghĩa trong công cuộc đấu tranh cho quyền làm người, ở Việt Nam hay bất cứ nơi nào.
Thứ Ba: Hãy tìm cách liên minh với các phong trào đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam và trên toàn thế giới để gia tăng sức mạnh và hiệu lực của nhau.
Chúng tôi mong mỏi được cùng chung sức với các tổ chức người Việt cũng như các nước bạn để phối hợp mục tiêu nâng cao ý thức và cam kết hành động về quyền con người tại Việt Nam và khắp thế giới.
Trân trọng kính chào
Trần Kiều Ngọc
Chủ tịch PTGTTGVNQ
Làm tại thành phố Adelaide, Úc châu
Ngày 20 tháng Sáu năm 2020




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo