Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VÌ SAO NỮ HOÀNG ANH KHÔNG BỊ LẬT ĐỔ - GOD SAVE THE QUEEN

[ VÌ SAO NỮ HOÀNG ANH KHÔNG BỊ LẬT ĐỔ - GOD SAVE THE QUEEN ] Cứ vào mỗi tháng 5 hoặc 6 người dân ở các nước Anh, Canada, Australia và New Ze...

[VÌ SAO NỮ HOÀNG ANH KHÔNG BỊ LẬT ĐỔ - GOD SAVE THE QUEEN] Cứ vào mỗi tháng 5 hoặc 6 người dân ở các nước Anh, Canada, Australia và New Zealand có một ngày lễ tên Sinh Nhật Nữ Hoàng (Queen’s Birthday). Dù chỉ là một ngày bình thường nhưng ít ai ngừng lại và suy nghĩ về biểu tượng quan trọng này. 

Không giống như những quốc gia khác, khối Anglo hiện tại vẫn còn Hoàng Gia và điều hành bằng cơ chế Quân Chủ Hiến Pháp (Constitutional Monarchy). Tức Nữ Hoàng hiện tại chỉ có vai trò nghi lễ mang tính chất biểu tượng còn quyền lực thì thuộc về nghị viện và hành pháp.

Vậy tại sao lại có hiện tượng này. Vì sao người dân, từ Hong Kong cho đến New Zealand vẫn trung thành với hệ thống này.

1. Khác với chế độ quân chủ khác, sau cuộc nội chiến Anh Quốc ở giữa thế kỷ 17, phe Nghị Viện đã thành công tước quyền Nhà Vua. Để tránh gây xung đột, họ vẫn cho hoàng tộc ở lại nhưng với vai trò nghi lễ. Sự độc tài đã bị vô hiệu hoá.
2. Đế Chế Anh không cai trị bằng vũ lực hoặc đàn áp cho nên người dân chúng không có lý do gì để bất mãn và lật đổ. Trừ ngoại lệ của 13 thuộc địa Bắc Mỹ vì bị đánh thuế mà không được đại diện ở Nghị Viện nên đã nổi dậy và giành độc lập. Với sự hỗ trợ của Pháp và khoan dung của Đế Chế Anh, họ đã thành công. Chẳng có lý do gì để đánh giết người cùng ngôn ngữ và nguồn gốc. Mặc dù có độc lập nhưng các di sản Anglo để lại không bao giờ phai nhạt.
3. Khác với Mỹ, các thuộc địa ở vùng đất Canada thì lại chọn phương án trung thành với Anh Quốc. Không chỉ họ mà Australia, New Zealand và các thuộc địa khác cùng thời cũng không muốn tách ly vì chẳng có lợi ích gì. Với cơ chế chính quyền Westminster và luật pháp Anh Quốc, người dân sống ở thuộc địa Anglo luôn được bảo vệ. Không chỉ là lãnh đạo toàn cầu mà còn là cảm hứng cho bao người khác. 
4. Người Anh làm giàu bằng kinh tế thị trường và tự do. Họ đi đến đâu thì cũng sẽ thực hiện những lý tưởng của Adam Smith và John Locke. Minh chứng tiêu biểu nhất là nỗ lực để xoá bỏ nô lệ ở các thuộc địa với bộ luật Slavery Abolition Act (Luật xoá bỏ nô lệ, 1833). Điều tương tự cũng diễn ra ở Mỹ bằng cuộc Nội Chiến đẫm máu với sự chiến thắng thuộc về phe Union (Liên Bang Miền Bắc) vào năm 1865.
5. Tuy rộng lớn nhưng dân số ở mỗi nước quá nhỏ hoặc không quá nhiều. Canada chỉ có 36 triệu, Australia 24 triệu, Anh Quốc 67 triệu và New Zealand 5 triệu. Không đủ để thành một lực lượng siêu cường. Anh Quốc là nước duy nhất có vũ khí hạt nhân và là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cho nên việc liên kết là điều quan trọng và cần thiết. Tách riêng thì nhỏ bé nhưng khi cộng lại, tất cả những quốc gia đó trở thành một khối Anglo hùng mạnh.

Trong thời buổi hiện tại không nơi nào chứng minh sự ưu việt của đế chế Anh như ở Hong Kong. Mặc dù đã được trả về Đại Lục nhưng người dân Hong Kong chỉ muốn trung thành với đất nước từng cai trị như thời thuộc địa. Ở Australia, nỗ lực xoá Nữ Hoàng làm quốc trưởng để trở thành một nước cộng hoà đã thất bại vào ngày 6 tháng 11 năm 1999 với hơn 54% người dân chọn duy trì Quân Chủ Hiến Pháp.

Nữ Hoàng ở đây không nên hiểu là một cá nhân mà là biểu tượng của sự đoàn kết. Về lý tưởng, đó là tự do và thịnh vượng. Về văn minh con người, đó là sự bác ái. Nơi nào có biểu tượng này, nơi đó có bình quyền và tử tế. 

Xin tặng Nữ Hoàng bài “Xin Thượng Đế Bảo Vệ Nữ Hoàng”.

“God save our gracious Queen,
Long live our noble Queen,
God save the Queen:
Send her victorious,
Happy and glorious,
Long to reign over us:
God save the Queen.”

Nếu bạn đang sống trong tự do, hãy cảm ơn đế chế Anglo-Saxon. [08.6.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo