Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GỢI Ý CHO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI: VIỆC PHẢI LÀM TIẾP THEO VỀ TỪ ĐIỂN

GỢI Ý CHO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI: VIỆC PHẢI LÀM TIẾP THEO VỀ TỪ ĐIỂN  GS.TS. Nguyễn Văn Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ...

GỢI Ý CHO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI: VIỆC PHẢI LÀM TIẾP THEO VỀ TỪ ĐIỂN 

GS.TS. Nguyễn Văn Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, ngoài hàng trăm đầu sách, công trình về ngôn ngữ học, riêng trong hệ thống từ điển, ông không chỉ có Từ điển Chính tả phổ thông (2003), Từ điển Chính tả tiếng Việt (2018) mà còn có Từ điển Nhật - Việt, Từ điển Thành ngữ, Tục ngữ Việt - Hán.

Tôi đang muốn nói đến Từ điển Thánh ngữ, Tục ngữ Việt - Hán, NXB Văn hóa Sài Gòn.

Các bạn chưa cần tra quyển từ điển này cũng có thể hình dung vị giáo sư tiến sĩ này đã viết gì trong đó. Chắc chắn không khác cách viết những thành ngữ, tục ngữ trong Từ điển Chính tả.

Một vài ví dụ. Dựa vào tra cứu của Hoàng Tuấn Công, tôi dự đoán như sau:

- "Triêu lệnh mộ cải" (buổi sáng mới ra lệnh, đến buổi chiều đã thay đổi), ông Khang đề xuất viết "Triệu lệnh mộ cải". Không biết trong Từ điển Thành ngữ, Tục ngữ Việt - Hán, ông giải thích từ "Triệu" có nghĩa là gì? "Triệu tập" ư? Vừa ra lệnh triệu tập thì chiều đã thay đổi?

- "Khẩu tụng tâm duy" (miệng đọc, lòng suy nghĩ), ông Khang đề xuất phải viết là "Khẩu tụng tâm suy". Có lẽ trong  Từ điển Thành ngữ, Tục ngữ Việt - Hán, ông giải thích Hán ngữ không có từ "duy", chỉ có từ "suy": suy tư, suy nghĩ, vận suy...

- “Ngô ngưu suyễn nguyệt” (Trâu nước Ngô sợ nắng đến mức về đêm nhìn trăng tưởng mặt trời nên thở hồng hộc). Ông Khang đề xuất viết "Ngô ngưu suyển nguyệt", không viết "suyễn". Có lẽ trong Từ điển Thành ngữ, Tục ngữ Việt - Hán, ông giải thích "suyển" là suy suyển, lung lay. Trâu nước Ngô làm lung lay bóng trăng?

- "Thâm sơn cùng cốc" (Rừng sâu hang cùng). Ông Khang đề xuất viết "Thâm nghiêm cùng cốc". Có lẽ trong Từ điển Thành ngữ, Tục ngữ Việt - Hán, ông giải thích hang sâu thì thâm nghiêm?

- "Kỵ mã trảo mã" (cưỡi ngựa tìm ngựa, ám chỉ người lẩn thẩn). Ông Khang đề xuất viết "Kì mã trảo mã". Có lẽ trong Từ điển Thành ngữ, Tục ngữ Việt - Hán, ông giải thích: "kì" đó là kì lạ, con ngựa kì lạ đi tìm con ngựa?

- "Chiêu binh mãi mã" (tuyển lính, mua ngựa, hàm ý chuẩn bị chiến tranh). Ông Khang đề xuất viết "Tu binh mãi mã". Có lẽ trong Từ điển Tục ngữ, Thành ngữ Việt - Hán, ông giải thích là rèn luyện binh lính và mua ngựa?

- "Uy chấn nhất phương" (Uy thế chấn động cả một vùng). Ông Khang đề xuất viết: "Uy trấn nhất phương". Có lẽ trong Từ điển Tục ngữ, Thành ngữ Việt -Hán, ông giải thích là cái oai trấn giữ một vùng?

- "Bách chiết thiên ma" (Trăm gãy ngàn mài, hàm ý trăm đau ngàn khổ hay trăm đắng ngàn cay). Ông Khang đề xuất viết: "Bách triết thiên ma", không được viết "Chiết". Có lẽ trong Từ điển Tục ngữ, Thành ngữ Việt - Hán, ông giải thích là trăm nhà triết học như ngàn con ma?

- "Mục trung vô nhân" (trong mắt không có ai, hàm ý ngạo mạn). Ông Khang đề xuất viết "Mục chung vô nhân", không viết "trung". Có lẽ trong Từ điển Tục ngữ, Thành ngữ Việt - Hán, ông giải thích "chung" là cuối cùng, chung thủy. "Mục chung vô nhân" là cuối cùng mắt ta không có ai hay mắt bị đui không thấy người?

- “Vô hồi kỳ trận” (dồn dập, hết đợt này đến đợt khác). Ông Khang đề xuất viết "Vô hồi là trận". Không biết có nghĩa là gì. Có lẽ trong Từ điển Tục ngữ, Thành ngữ, ông giải thích không có hồi kết mới là trận đánh?

Nếu đúng như tôi dự đoán thì thứ thành ngữ, tục ngữ mà ông Khang đưa vào từ điển là thứ ngôn ngữ tối nghĩa, mù nghĩa, càng tra cứu càng ngu người đi!

Chính tả là chuyện học sinh tiểu học, nhỏ nhưng thành chuyện lớn, nó phá hoại tiếng Việt từ trứng nước. Bởi nó hình thành trong óc trẻ con, từ đó tạo ra một thế hệ nói và viết một thứ tiếng nói dị dạng, tối tăm và rối loạn. Đến thành ngữ, tục ngữ thì không nhỏ nữa, vì nó xuyên tạc gây méo mó, lệch lạc ngữ nghĩa tiếng Việt.

Đây mới là học thuật cao hơn chuyện chính tả của học sinh tiểu học. Tôi, Hoàng Tuấn Công và không ít người có thể chỉ ra cái sai nghiêm trọng của ông Nguyễn Văn Khang. Nhưng vì chiều ý thói ngạo mạn của "sĩ phu Bắc Hà", rằng không chấp "người ngoại đạo", "tay khuyến nông", chúng tôi nhường lại Từ điển Thành ngữ, Tục ngữ Hán - Việt cho các ngài khoa bảng của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam lên tiếng. Viện Hàn lâm khoa học xã hội cao vời, ở đó có Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và một lực lượng giáo sư, tiến sĩ hùng hậu nhất nước, hãy lên tiếng đi để... rửa mặt. Chúng tôi sai, các ngài có quyền chỉ trích mạnh mẽ để chúng tôi học tập!

Được biết GS.TS. Nguyễn Văn Khang học Trung văn tại Trung Quốc rồi nghiên cứu Việt ngữ và thành giáo sư, tiến sĩ Việt ngữ học. Mong ông hãy đem vốn Trung văn của ông ra phản biện lại chúng tôi. Còn nếu vẫn lập lờ "tính lưỡng khả" (thực chất là ông bắt ép con dân Việt nói sai, viết sai theo định hướng "không nên viết") thì tôi có quyền kết luận, rằng ông đang cố tình phá hoại tiếng nói của dân tộc!

Chu Mộng Long
Gợi ý cho viện hàn lâm khoa học xã hội: việc phải làm tiếp theo về từ điển 


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo