Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ BẢN ĐỒ THÀNH QUY NHƠN THỜI TÂY SƠN TRONG BỘ QUẢNG THUẬN ĐẠO SỬ TẬP

Về bản đồ thành Quy Nhơn thời Tây Sơn trong bộ Quảng Thuận Đạo Sử Tập Theo bài báo này (xem >> http://ankhe.gialai.gov.vn/Mobile...

Về bản đồ thành Quy Nhơn thời Tây Sơn trong bộ Quảng Thuận Đạo Sử Tập

Theo bài báo này (xem >> http://ankhe.gialai.gov.vn/Mobile/News/842.aspx), thi:



"Ngày 24-12, tiến sĩ Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định, cho biết trong tập tư liệu Quảng Thuận đạo sự tập do Nguyễn Huy Quýnh sống vào đời Lê - Trịnh biên soạn, hiện bản gốc đang giữ tại tộc họ ở Trường Lưu, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, có vẽ bản đồ Phủ thành Quy Nhơn dưới thời Tây Sơn (ảnh).



Theo tiến sĩ Đinh Bá Hòa, Quảng Thuận đạo sự tập là công trình tổng hợp lịch sử, địa chí khổ 32x16 cm, trong đó có 27 trang viết, 57 trang bản đồ. Bản đồ Phủ thành Quy Nhơn dưới thời Tây Sơn được tác giả vẽ khá chi tiết và theo lối tả thực rất sinh động. Bản đồ được vẽ vào năm 1785, tức khi thành Quy Nhơn đã được Nguyễn Nhạc và anh em Tây Sơn lấy làm đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa."

Nhưng làm gì có việc bản đồ bộ Quảng Thuận Đạo Sử Tập được vẽ năm 1785 như tiến sĩ Đinh Bá Hòa khẳng định đâu bạn ? Theo Viện Hán Nôm (xem >> http://www.hannom.org.vn/trichyeu.asp?param=6456&Catid=53), thì bản đồ của bộ địa chí này được vẽ vào năm Bảo Đại 18 (tức năm 1943) đấy chứ.



Đáng buồn cười hơn, là vị giám đốc trên lại khẳng định "Ở đây có một nét tư liệu rất quan trọng và chân thực, đó là màu cờ của Tây Sơn là màu đỏ." (xem >> http://www.baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=18&macmp=18&mabb=93695)  

Nhưng nếu đúng là thế, thì với việc các con đường quan lộ cũng được vẽ màu đỏ trong bản đồ này, chúng ta có nên khẳng định là đường quan lộ ở Bình Định được đắp với màu đỏ dị thường độc nhất vô nhị Việt Nam không ? 

Hay chúng ta có nên khẳng định luôn là, do trong bức bản đồ này, tòa thành Chà Bàn được vẽ như kiểu rô cờ vua (checker pattern), nên do đó mà nhà Tây Sơn xây thành Chà Bàn với kiểu rô không ? Hay đáng hỏi hơn, có phải người Chàm đắp thành theo dạng kiểu rô Châu Âu không ? 

Đó là còn chưa nói, địa danh Thập tháp kế bên thành Chà Bàn hóa ra chỉ được vẽ là 6 cái tháp chồng lên nhau, như vậy chúng ta có thể khẳng định Thập tháp có nghĩa là một cái tháp chỉ có 6 tầng, chứ không phải là 10 tầng không ?

Tại sao một giám đốc bảo tàng tại Việt Nam, mà trình độ đọc bản đồ yếu và bậy thế bạn ?  

Brian  

P.S: Mà bộ bản đồ này có tên Hán Việt là Quảng Thuận Đạo Sử Tập 廣 順 道 史 集, thế mà vị giám đốc này đọc làm sao thành ra Quảng Thuận Đạo Sự Tập, nên điều này lại đưa ra thêm một câu hỏi nữa, là liệu vị tiến sĩ này có biết đọc Hán ngữ không, hay ông chỉ dẫn lại từ câu nói sai của ai đó ? Mà giám đốc bảo tàng Bình Định, chắc điều kiện tối thiểu (ít nhất) là phải biết đọc Hán ngữ lỏm bỏm chứ nhỉ ? 


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo