Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MỘT THÀNH PHỐ MẤT TÊN !

MỘT THÀNH PHỐ MẤT TÊN ! Tôi được sinh ra tại một tỉnh miền trung , và từ thuở ấu thơ mãi cho tới khi cả Miền Nam Việt Nam lọt vào tay cộng s...

MỘT THÀNH PHỐ MẤT TÊN !

Tôi được sinh ra tại một tỉnh miền trung , và từ thuở ấu thơ mãi cho tới khi cả Miền Nam Việt Nam lọt vào tay cộng sản, tôi chưa hề biết Sài Gòn mặt mũi ra làm sao, chỉ nghe Sài Gòn có những ngọn đèn đường xanh, đỏ trong những câu ca dao như :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu 
Chín trăng em ( cũng ) đợi mười thu em ( cũng ) chờ.

Mãi cho đến năm 1979, sau khi cầm quyền địa phương không chịu cắt hộ khẩu cho tôi nhập học Trường Đại Học Sư Phạm Huế, tôi đành phải xuôi nam, và đó là lần đầu tiên tôi biết đến Sài Gòn , và lúc đó, trên mặt giấy tờ, đã hơn 3 năm rồi Sài Gòn bị chế độ cộng sản mới lên cầm quyền bức tử, tròng vào nó một cái tên rất xa lạ với người dân Sài Gòn - Gia Định: Hồ Chí Minh !
Vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, cái gọi là Quốc Hội của Việt Nam thống nhất , cầm đầu bởi Trường Chinh , đã quyết định đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố HCM. Trường Chinh cũng láu cá chó y hệt như những thằng cộng sản to đầu khác, bao gồm tên bán nước, cuồng dâm, xảo trá Hồ Chí Minh , đã cưỡng hiếp nhân dân Sài Gòn bằng cách đặ̣t chữ vào miệng của họ :
" ... Xét thấy nhân dân thành phố Sài Gòn - Gia Định luôn tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ Tịch HCM và tha thiết với việc lấy tên Người đặt cho thành phố Sài Gòn ... " ( Chữ người viết hoa )
Liên tiếp trong bốn năm , 1975- 1979 ,bị dày vò, bị chà đạp với chế độ bao cấp, với cái gọi là CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP, ĐÁNH TƯ SẢN , được cầm đầu bởi Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt , với hàng mấy trăm ngàn công nhân viên chức, binh lính sĩ quan VNCH bị tập trung đày đọa trong các nhà tù mang mỹ danh Trại Cải Tạo, để lại vợ con sống trong cảnh đói nghèo nheo nhóc, Sài Gòn , dưới cái tên mới mà chẳng có ai ưa , vẫn còn đẹp vô vàn và cuốn hút tâm hồn nhạy cảm của tôi :

Tình người miền nam, ấm lòng lưu lạc
Đối đải thân tình như đã biết nhau 
Dân Sài Gòn dẫu trải qua dâu bể
Vẫn sống hiền hòa chung thủy trước sau.

Phố còn đẹp cho hồn người mơ mộng
Những hàng cây che bóng mát xanh rì
Cô gái miền nam hồn nhiên dạn dĩ
Thích người ta, lưu luyến bước chân đi.

Tôi, một chàng trai miền trung , trên răng dưới bình xăng , vào Sài Gòn sống mà không có lấy một cái giấy lận lưng , nhưng tình cảm thân thiết của người miền nam đã khiến cho tôi thấy lòng mình rất ấm áp. Thuở ấy, rác rưởi ngoài kia chưa trôi giạt vào, dân số Sài Gòn cũng chỉ khoảng 4 - 5 triệu , đâu có quá tải với dân số khoảng 14 triệu người ,bao gồm những người nhập cư không hộ khẩu, như hiện nay ?
Tôi sống ban ngày ở chỗ này, ban đêm thì ngủ chỗ khác, di chuyển nhờ vào một cái xe đạp cà tàng , mỗi khi thắng xe phải lấy chân cà vào bánh xe. Thế mà tôi vẫn cảm thấy cuộc sống sinh động, vui vẻ :

Có buổi chiều tà tà đi dạo khắp 
Xe đạp vòng, phố xá đã lên đèn
Cơn mưa rào, đến và đi dăm phút
Nép hiên nhà, thương ánh mắt làm quen .

Đại học Vạn Hạnh còn nguyên chỗ cũ
Thấp thoáng cổng trường bóng dáng kỳ nhân 
Tay múa lên cùng những lời khó hiểu
Suy, thịnh cuộc đời lắm nỗi phân vân .

Sau bao nhiêu năm bị những tên mán rừng giành quyền cai trị với đầu óc tối tăm ngu dốt, Sài Gòn vẫn đẹp với tình người hồn hậu, rộng rãi, giản dị, chơn chất ; những con đường vẫn ngan ngát màu xanh, gợi nhớ một thời " Con đường Duy Tân cây dài bóng mát , buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát , uống ly chanh đường , uống môi em ngọt ". Từ đó, tôi có thể hình dung , khi Sài Gòn còn chưa bị lũ đầu óc ngu si cưỡng hiếp thì thành phố một thời là thủ đô của VNCH hẳn xinh đẹp và tình tứ đến nhường nào !
Tôi thật sự ngạc nhiên đến sửng sốt khi một ngày kia, có cô gái với khuôn mặt đẹp và mái tóc dài, ghé đến trước cửa hàng chợ trời ở Nguyễn Thông ,và tôi theo thói quen nghề nghiệp, đứng dậy chào cô bằng câu hỏi " Cô có gì muốn bán không hở cô ? " . Cô gái cười và nghiêng đầu nhìn tôi, hỏi:
- Anh có rảnh không ? Đi uống cà phê nhé !
Thưa các bạn, tính cách của một người con gái miền nam tự nhiên như thế đó. Và một lần khác , có cô gái đến bán hàng do người thân gửi về từ ngoại quốc, cô hỏi tôi :
- Cho em xin tên và địa chỉ của anh được không ? 
- Chi vậy em ?
- Em sắp đi vượt biên. Nếu tới nơi ,em sẽ gửi quà về cho anh .
Trời đất ! Tôi hoàn toàn là một người lạ với cô, thế mà cô đem chuyện đáng giấu đi lại thố lộ với tôi không một chút do dự. Nếu tôi là một gã Don Juan thì chuyện gì sẽ xảy ra hở trời ?
Tôi không thể giải thích một cách rõ ràng cái gì đã hun đúc nên tính cách giản dị, rộng lượng của người miền nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng như thế . Sau này trên đường vượt biển , chính mình chứng kiến ruộng đồng mênh mông của vùng đất phương nam, dồi dào tôm cá, nông sản , tôi mới nghĩ rằng có lẽ điều kiện sống quá dễ dàng của vùng sông nước nam bộ đã tạo nên nếp sống , nếp nghĩ trong lành, độ lượng như thế !
Thế mà chỉ cần mấy mươi năm trong tay của người cộng sản, Sài Gòn bây giờ đã biến dạng rất dị kỳ . Nhìn trên bề mặt, thấy đô thị sáng lòa ánh điện ; xe máy , xe bốn bánh dập dìu, nhưng bên dưới cái bề mặt đó là những bất cập chết người . 
Những địa phương khác người dân không có việc làm ; nghề nông thì bị tình trạng không có đất canh tác, một phần vì bị chế độ cưỡng chiếm đất đai dựa vào chủ trương của đảng " Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân nhưng do nhà nước quản lý", một phần vì tình trạng thiếu nước do bị TQ ngăn lại trên thượng nguồn bằng các đập thủy điện, từ đó ruộng đồng nam bộ bắt đầu bị tình trạng ngập mặn. Nói chung họ không thể sống nỗi với ruộng vườn, và tất cả dồn về thành phố Sài Gòn để kiếm sống qua ngày , khiến cho mực độ dân số ngày thêm quá tải trong khi những phương tiện công cộng thì hạn hẹp và đầy lỗ hổng yếu kém.
Do quy hoạch xây dựng , phát triển một cách tả bí lù, không nghiên cứu, đụng đâu xây đó, bê tông hóa cả thành phố, ngăn chận dòng chảy thoát nước, vì vậy mỗi khi mưa lớn kéo dài lâu một chút là đường phố thành những dòng sông . Nhìn hình ảnh một cô gái rất trẻ bị kẹt giữa giòng sông lũ, nước gần tới ngực của cô, xe chết máy, và cô trân mình đứng đó với ánh mắt buồn hiu, tôi thật sự thấy xót xa, không riêng gì cho cô gái tội nghiệp kia, mà cho cả một thành phố đã có thời những thành phố ở miền Châu Á hướng ánh mắt nhìn về với tâm tình ngưỡng mộ.
Điều khốn kiếp của chế độ CSVN là vào thời điểm thập niên 70, 80 chúng đổ thừa những bất cập xã hội, những tệ nạn như đĩ điếm, hút xách, cờ bạc v.v. cho chế độ VNCH mà chúng gọi là " Tàn dư Mỹ Ngụy " . Nhưng rồi sau bốn mươi mấy năm gọi là xây dựng CNXH, đất nước và dân tộc trượt dài xuống vực thẳm ; những truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp giờ đã chìm khuất vào quá khứ xa vời , con người đối đải nhau chẳng có chút tình cảm, va chạm sơ ngoài đường cũng trở nên hung bạo , dã man . Chế độ CSVN hết dám nói " Tàn dư Mỹ Ngụy " khi ngày càng có quá nhiều những tệ nạn xã hội như xì ke, đĩ điếm, cướp bóc, giết người . Nhưng bụng dạ của lũ đảng viên cộng sản VN hạ tiện thì muôn đời không đổi ! Dù là đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố HCM, nhưng ba chữ HCM chỉ dùng để nhắc tới những sự kiện mà theo chúng là vinh quang, tốt đẹp ; những điều bất cập, xấu xa thì chúng lại lôi tên Sài Gòn ra để bêu riếu !
Ăn cướp cũng SG, đĩ điếm cũng SG, triều cường lũ lụt cũng SG ! Một chế độ đoan chính, đạo đức sẽ không bao giờ có cách hành xử lưu manh và hèn mọn như vậy .
Như được đề cập ở phần đầu, khi gán cái tên của thằng già ó đâm cho Sài Gòn , Trường Chinh đã lấy nhân dân Sài Gòn ra để hãm hiếp, đặt chữ vào miệng của họ. Cái gì mà nhân dân Sài Gòn - Gia Định vô vàn kính yêu boác hồ và muốn lấy tên người để đặt cho Sài gòn ? Ở đó mà vô vàn kính yêu , họ chỉ muốn nghiền xác của thằng chả rồi liệng xuống hồ cá tra thì có ! 
Thế giới đã liệt HCM là 1 trong 13 tên khát máu nhất trong lịch sử loài người , quý báu gì cái tên của nó mà đem tròng vào đầu nhân dân Sài Gòn ? 
Lấy tên của HCM đặt cho Sài Gòn là để tri ân ư ?Ông ta chỉ là một thanh niên cù bơ cù bất, thất nghiệp, trốn lên tàu Pháp để ra hải ngoại tìm cách lên đời vào năm 1911, nào có phải ông đi tìm đường cứu nước cái con mẹ gì đâu ? Cứu nước gì mà viết thư cho Tổng Thống Pháp, năn nỉ cho mình được vào học trường thuộc địa để ra làm công chức, phục vụ mẫu quốc Pháp ? Chưa hết , HCM còn viết thư cho toàn quyền đông dương , xin giúp cho cha của ông là Nguyễn Sinh Sắc có một việc làm ? Hai việc nho nhỏ đó đâu có nói hết được cái bản chất ruồi bu chó ỉa của HCM . Lấy tên ông ta đặt cho Sài Gòn , xứng chăng ?
Nếu chế độ CSVN biết khôn thì tốt nhất hãy trả lại tên Sài Gòn cho cái thành phố mà người dân MNVN đã yêu quý từ hậu bán thế kỷ thứ 19. Hãy xem cái thành phố Leningrad kia mà làm gương , cuối cùng rồi cái tên thật sự của nó, St. Petersburg, cũng phải được trả về cho nhân dân Nga.
Sắp đến ngày 30 tháng 4, để kỷ niệm 44 năm ,ngày mà nhân dân MNVN đau buồn vì bị lũ máu lạnh CS Hà Nội xua quân cưỡng chiếm một dải non sông gấm vóc xinh đẹp, giàu có để từ từ biến nó thành tình trạng dị dạng , xuống cấp thê thảm như ngày nay , và cũng để ghi lại 43 năm thành phố Sài Gòn bị cưỡng bức phải mang tên của một tội phạm chiến tranh , giết người như ngóe là HCM, tôi xin gửi đến các bạn bài thơ SÀI GÒN CỦA TÔI để kết thúc bài viết này .

Tôi gặp nàng sau đổi đời dâu bể 
Dẫu muộn phiền vẫn sắc thái miền nam 
Nụ cười hồn nhiên , mở đầu câu chuyện 
Lòng như hôm qua, tình cảm thật gần .

Nàng mất tên nhưng dáng xinh vẫn thế 
Những con đường xanh có lá me bay
Ai áo trắng trong trời chiều bảng lảng
Phố lên đèn, bàn chân nhỏ không hay.

Rồi con sóng từ miền ngoài vùi dập
Rác rến trôi vào thay đổi cảnh quan 
Bao giọng nói tiết âm chừng lạ lẫm
Ánh mắt người giấu vội nét hoang mang.

Nàng mất hẳn dáng miền nam xinh đẹp
Mắt quầng thâm cùng với những lo âu
Vựa lúa miền tây, khi nào đói kém 
Đổi đời bao cấp, thức trắng canh thâu .

Mới sáng tinh mơ người đi lũ lượt
Đã hết rồi bao dáng vẻ thong dong 
Đó đây lang thang từ kinh tế mới 
Chân bước vô hồn , hết nỗi chờ mong .

Tôi xa nàng đầu tháng Tư năm đó
Sau bao ngày tình gần gũi thân quen 
Đêm xuống thuyền hồn nghe như muốn khóc
Sài Gòn ơi, tôi tha thiết gọi tên !

Huỳnh Hậu.

MỘT THÀNH PHỐ MẤT TÊN !




1 nhận xét

Quảng Cáo