Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÔ TIÊN HÃY DỪNG LÀM BẬY KHI LẠM DỤNG TIỀN TỪ THIỆN CỨU NHÀ BĂNG

CÔ TIÊN HÃY DỪNG LÀM BẬY KHI LẠM DỤNG TIỀN TỪ THIỆN CỨU NHÀ BĂNG Lẽ ra Tran Hung tui đã không nói tới cô Tiên nữa sau khi tui phản ứng việc ...

CÔ TIÊN HÃY DỪNG LÀM BẬY KHI LẠM DỤNG TIỀN TỪ THIỆN CỨU NHÀ BĂNG

Lẽ ra Tran Hung tui đã không nói tới cô Tiên nữa sau khi tui phản ứng việc cô ta ném đá dò đường để dùng quỹ ủng hộ nạn dân miền Trung chuyển cho ni cô Đỏ Thích Tâm Trí bên Nhựt Bổn. Nhưng nay thấy cô Tiên tiếp tục lạm dụng quỹ từ thiện để giúp cho gia đình nọ 200 triệu đồng trả cho nhà băng nên tui không thể im lặng như đã tuyên bố.

Như tui đã khẳng định, từ thiện chỉ có ý nghĩa là giúp cho nạn dân vượt qua lúc ngặt một cách tạm thời chớ không nói giúp cho họ vượt nghèo, vượt khó. Bởi vì đất nước Việt Nam là một quốc gia có lũ Việt cộng cầm quyền, thu thuế, thu phí của dân, mang danh nghĩa quốc gia đi vay mượn các tổ chức tín dụng quốc tế thì tại sao lại giành với Việt cộng để làm cái việc xây lại nhà cửa, xây nhà tránh lũ,... và đặc biệt là tại sao lại giúp cho nạn dân trả nợ vay nhà băng ?

Nói cho mà nghe, khi người dân đi vay nhà băng thì trong hợp đồng vay tài sản, “khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng”. Điều này đã được quy định chung nhứt tại Điều 463 Bộ luật dân chủ năm 2015 của nước cống hòa xuống hố cả nút Việt Nam. 

Sau đó, Điều 466 BLDS quy định rõ hơn về nghĩa vụ hoàn trả; theo đó, “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý”. 

Đối với hợp đồng thuê tài sản, bên thuê “phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên…”. Đối với hợp đồng thuê khoán tài sản, khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán “phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thoả thuận”. Trong hợp đồng mượn tài sản, bên mượn “phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”. Bên mượn tài sản phải “trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được”. Tương tự, trong hợp đồng gởi giữ tài sản, “bên giữ nhận tài sản của bên gởi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gởi khi hết thời hạn hợp đồng”. Nếu không có thỏa thuận khác, bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có tại nơi gởi giữ theo đúng thời hạn.

Giờ tui chỉ ra việc cô Tiên đã LÀM BẬY KHI LẠM DỤNG TIỀN TỪ THIỆN CỨU NHÀ BĂNG như sau:

Trong thực tế, có thể xảy ra trường hợp bên có nghĩa vụ trả lại tài sản rơi vào hoàn cảnh BẤT KHẢ KHÁNG và khi xảy ra trường hợp BẤT KHẢ KHÁNG trong lúc hợp đồng vay và cho vay còn thời hiệu thì BẤT KHẢ KHÁNG sẽ được sử dụng làm căn cứ miễn trách nhiệm cho bên vay hoặc bên gởi tài sản lẫn bên cho vay hoặc bên giữ tài sản.

Bởi vì BẤT KHẢ KHÁNG là căn cứ pháp lý để miễn trách nhiệm dân sự mà pháp luật của nhiều quốc gia kể cả Việt Nam đều có quy định về các căn cứ miễn trách nhiệm, và một trong số đó là BẤT KHẢ KHÁNG.

Quy định về BẤT KHẢ KHÁNG là căn cứ miễn trách nhiệm dân sự, hoãn thực hiện nghĩa vụ, điều chỉnh nghĩa vụ… được quy định cả trong Bộ luật dân sự (BLDS) với ý nghĩa là một đạo luật nền tảng điều chỉnh các quan hệ tư, và trong nhiều đạo luật chuyên ngành, như Luật Thương mại năm 2005, Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Hàng không dân dụng năm 2014…của nước cống xả xuống hố cả nút Việt Nam.

Bộ Luật Dân sự năm 2015 có một quy định chung về BẤT KHẢ KHÁNG được đặt trong phần về thời hạn và thời hiệu. Cụ thể, Điều 156 điều chỉnh vấn đề về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. 

Theo Điều 156 BLDS, thời gian xảy ra BẤT KHẢ KHÁNG không được tính vào thời hiệu. Nhằm mục đích đó, Điều 156 đưa ra định nghĩa thế nào là BẤT KHẢ KHÁNG; theo đó, “Sự kiện BẤT KHẢ KHÁNG là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. 

Thông thường, một quy định chuyên biệt được đặt trong một điều luật chuyên biệt (về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện) thì chỉ áp dụng cho quy định đó, nhưng trong thực tế, quy định của Điều 156 đã được áp dụng làm căn cứ miễn trách nhiệm dân sự nói chung. Ngoài định nghĩa tại Điều 156 nêu trên, BLDS năm 2015 không có bất kỳ định nghĩa nào khác về BẤT KHẢ KHÁNG, mà chỉ có các quy định về BẤT KHẢ KHÁNG là căn cứ miễn trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng và trong từng chế định cụ thể thuộc hai lãnh vực này. Đây là một điều khác biệt của pháp luật Việt Nam so với pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới.

Ngoài các quy định chung và chuyên biệt được quy định trong BLDS còn cho thấy BẤT KHẢ KHÁNG được quy định trong các đạo luật chuyên ngành là căn cứ miễn trách nhiệm, kéo dài thực hiện hợp đồng, điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh dự án đầu tư… Cụ thể, bất khả kháng được quy định là căn cứ để: miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng; điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước;  điều chỉnh hợp đồng xây dựng;  giãn tiến độ đầu tư; miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do BẤT KHẢ KHÁNG gây ra; miễn trách nhiệm khi không vận chuyển hành lý cùng với hành khách trên một chuyến bay]; miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bảo hiểm… Các văn bản luật chuyên ngành này không định nghĩa thế nào là BẤT KHẢ KHÁNG và vì vậy, quy định của BLDS sẽ được áp dụng theo nguyên tắc luật chung được áp dụng để bổ khuyết cho luật chuyên ngành.

Như vậy, định nghĩa về BẤT KHẢ KHÁNG tại Điều 156 BLDS năm 2015 sẽ được sử dụng chung để xác định thế nào là BẤT KHẢ KHÁNG trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng; còn khi nào BẤT KHẢ KHÁNG được coi là căn cứ miễn trách nhiệm thì tùy vào từng quan hệ cụ thể được quy định trong chính BLDS và trong các đạo luật chuyên ngành như đã nêu ở trên. 

Do các hợp đồng nêu trên đều là là các hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự và để biết BẤT KHẢ KHÁNG có thể được dùng làm căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng đó hay không thì có thể áp dụng quy định chung về trách nhiệm dân sự. Cụ thể, khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện BẤT KHẢ KHÁNG thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. 

Chắc chắn tại các hợp đồng vay thế chấp ở nhà băng sẽ điều khoản quy định về BẤT KHẢ KHÁNG. Những người vay nhà băng ở miền Trung bị hư hại, mất mát tài sản do BẤT KHẢ KHÁNG là lũ lụt gây ra thì nên vận dụng quy định về BẤT KHẢ KHÁNG để yêu cầu nhà băng xóa nợ đã vay.

Cách xóa nợ đã vay nhà băng do BẤT KHẢ KHÁNG có thể thực hiện theo các bước sau:

1. Làm đơn xác nhận thiệt hại tại các cơ quan công quyền cấp địa phương;

2. Gởi thông báo kèm đơn xác nhận thiệt hại do BẤT KHẢ KHÁNG gởi tới nhà băng nơi đã ký hợp đồng vay tín dụng để khẳng định mình mất khả năng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;

Dĩ nhiên tại các hợp đồng vay tín dụng đều có quy định trách nhiệm của bên thứ ba đó là bên bảo hiểm nợ vay. Khi có trường hợp BẤT KHẢ KHÁNG xảy ra thì bên bảo hiểm nợ vay sẽ có trách nhiệm trả nợ của bên vay cho bên cho vay là nhà băng, quỹ tín dụng.

Tất cả các nhà băng, tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam đều tuân thủ theo Bộ Luật dân sự nên khi có trường hợp BẤT KHẢ KHÁNG xảy ra đều phải căn cứ BLDS mà thực hiện. Như vậy, việc cô Tiên hay bất kỳ nhà từ thiện, hảo tâm nào mà lại giúp cho nạn dân trả nợ cho nhà băng thì đều tào lao, đều vô tình giúp cho nhà băng bởi vì nợ của nạn dân tại nhà băng đã có bên bảo hiểm nợ vay chi trả trong trường hợp BẤT KHẢ KHÁNG. 

Hãy dùng tiền từ thiện đúng người, đúng mục đích, dùng sai người, sai mục đích sẽ không còn ý nghĩa của từ thiện mà là tội ác vì đã cướp đi cơ hội tiếp cận tiền từ thiện của những nạn dân thực thụ./.

Tran Hung.








Không có nhận xét nào

Quảng Cáo