Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

"𝐓𝐨𝐩 𝟓𝟎" 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐠𝐨̂́𝐜 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐜𝐨́ 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢.

"𝐓𝐨𝐩 𝟓𝟎" 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐠𝐨̂́𝐜 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐜𝐨́ 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢. Tập san PLoS...

"𝐓𝐨𝐩 𝟓𝟎" 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐠𝐨̂́𝐜 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐜𝐨́ 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢.

Tập san PLoS Biology mới công bố danh sách 100,000 nhà khoa học có nhiều trích dẫn nhứt ("most-cited scientists") trên thế giới [1]. Trong danh sách này có chừng 130 người gốc Việt, và tôi trích 'top 50' người trong bảng dưới đây. 

Chú thích các cột số liệu:

• cnty: quốc gia;

• np6019: Số bài báo công bố tính từ 1960 đến 2019;

• rank(ns): xếp hạng sau khi loại trừ tự trích dẫn;

• nc9619: Số trích dẫn bố tính từ 1996 đến 2019; 

• h19(ns): chỉ số H sau khi đã loại trừ tự trích dẫn; 

• hm19(ns): chỉ số H sau khi đã điều chỉnh cho đa tác giả và loại trừ tự trích dẫn;

• self%: tỉ lệ tự trích dẫn; 

• rank sm-subfield-1: hạng của nhà khoa học trong chuyên ngành; 

• sm-subfield-1: số nhà khoa học trong chuyên ngành.

Có nhiều thông tin thú vị từ bảng này, nhưng các bạn có thể tự diễn giải. 

Dĩ nhiên, chúng ta chỉ đọc cho biết và giải trí thôi. Các đại học rất thích PR loại này. Nhưng trong đánh giá thực tế thì không ai dựa vào các chỉ số này để đánh giá nhà khoa học đâu. Chẳng hạn như NHMRC (Úc) cấm không cho dùng hệ số ảnh hưởng (impact factor) hay citations hay số bài báo để đánh giá nhà khoa học. 

Báo Vietnamnet sẽ có bài của phóng viên Lê Huyền phân tích bảng đầy đủ hơn. Các bạn chờ đọc từ cô ấy nghen. 


Ts Nguyễn Tuấn
___

[1] https://journals.plos.org/plosbiology/article?id=10.1371/journal.pbio.3000918

"𝐓𝐨𝐩 𝟓𝟎" 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐠𝐨̂́𝐜 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐜𝐨́ 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢.


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo