Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGÔ ĐÌNH DIỆM - CÔNG HAY TỘI

[ NGÔ ĐÌNH DIỆM - CÔNG HAY TỘI ] Hôm nay là 2 tháng 11, đúng 57 năm trước là ngày Ngô Đình Diệm bị lật đổ bởi các tướng tá. Sự kiện này chấm...

[NGÔ ĐÌNH DIỆM - CÔNG HAY TỘI] Hôm nay là 2 tháng 11, đúng 57 năm trước là ngày Ngô Đình Diệm bị lật đổ bởi các tướng tá. Sự kiện này chấm dứt cái gọi là Đệ Nhất Cộng Hòa để thành lập Đề Nhị Cộng Hòa với Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống.

Vậy lựa chọn ám sát người đàn ông này là đúng hay sai, ông ta là công hay tội?

Rất khó để chọn một trong hai vì những cá nhân liên quan đến vụ việc đó đều im lặng. Bài viết sau đây chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả sau một thời gian tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng ấn tượng nhất có lẽ là cuốn “The Lost Mandate of Heaven: The American Betrayal of Ngo Dinh Diem, President of Vietnam” (Thiên mệnh đánh mất - Sự phản bội của Mỹ với Ngô Đình Diệm, tổng thống của Việt Nam).

Xin bắt đầu.

1. Ngô Đình Diệm có phải được chọn ngẫu nhiên? Không, ông ta là con của một viên chức nhà nước tên Ngô Đình Khá, được ăn học đầy đủ và được các tổ chức vận động cho Việt Nam chọn là người đứng đầu. Về tư duy, giáo dục, kiến thức và bản lĩnh thì ông ta có đủ.
2. Ngô Đình Diệm có chống cộng sản không? Có và rất mạnh tay. Đó là vì sao khi ông ta cầm quyền, phong trào cộng sản ở miền Nam rất yếu vì ông ta dẹp thẳng tay và không khoan dung.
3. Ngô Đình Diệm có gặp Hồ Chí Minh không? Theo tài liệu Mỹ thì có vào năm 1946. Nhưng khi làm tổng thống thì không có bằng chứng nào cho thấy đôi bên đàm phán. Có vài âm mưu cho rằng em trai ông ta đã gặp lãnh đạo Bắc Việt để đưa ra giải pháp thống nhất đất nước, nhưng chỉ là âm mưu chứ không có bằng chứng.
4. Ngô Đình Diệm có đàn áp Phật Giáo không? Theo các nhân chứng sống và bằng chứng lịch sử thì có nhưng không đến mức dẫn đến biểu tình như tuyên truyền. Ông ta gặp lãnh đạo Phật Giáo để tìm ra sự việc. Các vụ nổi dậy kia là do cộng sản thao túng. Nếu ông ta đàn áp Phật Giáo thì có lẽ chúng ta sẽ có nhiều bằng chứng hơn.
5. Ngô Đình Diệm có phải là gia đình trị không? Có và không tùy theo định nghĩa của bạn. Ông ta viết trong hiến pháp rằng tổng thống có thể sửa và ngăn cản luật, ông ta cho em trai Ngô Đình Nhu là cố vấn chính trị và không chịu chia quyền. Nhưng tất cả được sự đồng thuận của Mỹ.
6. Ngô Đình Diệm có được lòng Mỹ và các tướng tá không? Ban đầu thì có nhưng về sau thì không. Ông không chịu chia quyền dẫn đến xung đột chính sách.
7. Vì sao Ngô Đình Diệm bị ám sát? Vì ông ta không chịu cho Mỹ đưa quân vào Việt Nam. Có câu nói nổi tiếng “Nếu các ông đưa quân vào thì tôi phải giải thích thế nào với người dân?” Các tướng tá VNCH cũng không thích điều này. Cho nên khi đàm phán bất thành thì họ chọn phương án ám sát để tìm người thay thế. Các bằng chứng lịch sử cho thấy rằng Mỹ biết trước và bật đèn xanh cho cuộc lật đổ diễn ra.
8. Ám sát Ngô Đình Diệm có phải là sai lầm không? Nhiều người cho là có vì nó giết một cá nhân có đủ trình độ và kiến thức để dẫn dắt một nền dân chủ non trẻ. Nhưng nếu không thay thế thì Việt Nam không có sự hỗ trợ quân sự, Mỹ không đưa quân vào được và tác hại sẽ ra sao.
9. Vì sao Ngô Đình Diệm dẹp phiến quân Bình Xuyên của Bảy Viễn? Trong một nhà nước pháp quyền thì chỉ quân đội mới có quyền sở hữu vũ khí. Bảy Viễn và Bình Xuyên mặc dù trước đây thuộc quân đội quốc gia nhưng sau này bất tuân, dẫn đến xung đột. Đây là một điều cấm kỳ mà không nhà nước nhà chấp nhận được. Năm 1955 khi chỉ huy lực lượng tấn công quân đội thì Diệm ra lệnh dẹp bỏ phiến quân đó với sự đồng ý của các nhà quan sát Mỹ. Nếu không phải là Diệm thì người khác cũng làm y chang.
10. Ngô Đình Diệm có phải là độc tài không? Độc tài theo chuẩn của Hitler hay Stalin thì không. Vào thời điểm đó thì khó đòi hỏi dân chủ đúng nghĩa vì phe cộng sản sẽ thao túng ngay. Ông ta thực hiện chính sách dưới sự quan sát của Mỹ cho nên không thể nào gọi là độc tài được.

Ngô Đình Diệm vừa có công vừa có tội. Di sản ông ta để lại là cuộc di cư của hơn một triệu đồng bào miền Bắc, nhờ vậy mà văn hóa Việt Nam được cứu vớt và duy trì phần nào. Hầu hết các nhân chứng sống đều có lời tích cực cho ông ta.

Nhưng có lẽ vì không chịu hợp tác để Mỹ đưa quân vào nên đã bị lật đổ. Thật khó để hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có cuộc ám sát đó. Nhưng xét toàn diện thì ông ta đáng được ngưỡng mộ và mãi là kẻ thù của cộng sản. Hiện tại ông ta được an nghỉ ở nghĩa trang Lái Thiêu, Bình Dương.

Còn rất nhiều điều nữa nhưng không thể liệt kê hết được. Nếu có sai sót thì phiền độc giả bỏ qua. Còn bản thân tác giả bài viết này thì không có lý do hay bằng chứng gì để suy nghĩ tiêu cực về Ngô Đình Diệm, đáng được ngưỡng mộ. [02.11.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo