Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THẦY NGUYỄN TÀI CẨN THẬT SỰ GIỎI PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ KHÔNG ?

Thầy Nguyễn Tài Cẩn thật sự giỏi phương ngữ Nam bộ không ? Ví dụ hôm bữa mình có nêu câu hỏi cho các bạn, có ai lên tiếng về thầy Nguyễn Tài...

Thầy Nguyễn Tài Cẩn thật sự giỏi phương ngữ Nam bộ không ?

Ví dụ hôm bữa mình có nêu câu hỏi cho các bạn, có ai lên tiếng về thầy Nguyễn Tài Cẩn thật sự giỏi không ? (xem >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/posts/5852338881473223/). Hầu như không có ai lên tiếng gì để khẳng định cả.

Và đó chính là điều mà mình muốn nói với các bạn trẻ (hoặc sinh viên) Việt Nam. Đó là ví dụ nếu các bạn lên mạng mà gõ từ khóa "Nguyễn Tài Cẩn", bạn sẽ thấy có nhiều bài viết khen GS Cẩn nhiều lắm, nhưng bây giờ mà bạn hỏi kỹ, thì chắc không ai dám tự mình họ khẳng định thầy Cẩn giỏi lắm đâu.

Như vậy, các bạn cũng nên như mình, đừng nghĩ rằng bên Việt Nam mà người ta khen ai giỏi, người đó đúng là giỏi. Có khi bản thân bạn, dù còn rất trẻ chẳng hạn, cũng nên tự đọc thôi. Vì nhiều khi thế hệ ông cố của bạn, thế hệ ông cha của bạn, thế hệ của bạn, người ta có khi nói vậy chứ thật ra sự thật không hề là vậy.

Một ví dụ mà theo mình, nếu bạn đánh giá về trình độ chuyên môn của thầy Cẩn, bạn nên đánh giá qua các khía cạnh sau:

(1) Kiến thức chuyên môn của thầy Cẩn về ngữ pháp tiếng Việt có uyên thâm không ?

(2) Kiến thức chuyên môn của thầy Cẩn về Hán Nôm có uyên thâm không ?

(3) Kiến thức chuyên môn của thầy Cẩn về ngữ nghĩa Hán Nôm Truyện Kiều có uyên thâm không ?

(4) Kiến thức chuyên môn của thầy Cẩn về phương ngữ Hán Nôm Truyện Kiều có uyên thâm không ?

Về ví dụ 4, chúng ta có thể đem công trình nghiên cứu diễn âm Hán Nôm Truyện Kiều bản Duy Minh Thị 1872 của thầy Cần ra để phân tích. Ví dụ như chúng ta có thể hỏi, thầy Nguyễn tài Cẩn vốn là một người sanh ra ở Nghệ An, lớn lên ở miền Bắc Việt Nam, có học tại Liên Xô, và rất uyên thâm Hán Nôm.

Nhưng với bản Kiều Duy Minh Thị 1872, vốn là một bản khắc in ở miền Nam thời bấy giờ, thế thì ngữ nghĩa Hán Nôm trong ấy chắc chắn là có liên quan đến phương ngữ miền Nam thời bấy giờ. Vậy thì khi chúng ta nhìn lại tiểu sử của thầy Cẩn, chúng ta tự hỏi, thế thầy Cẩn lấy lý do gì mà cho rằng thầy đủ trình độ để mà diễn âm Hán Nôm Kiều Duy Minh Thị 1872 của người miền Nam vậy ?

Nếu thầy Cẩn chỉ có học Hán Nôm và lớn lên ở ngoài Bắc, thì chắc là khi đụng vô hàng Hán Nôm miền Nam, thì thầy Cẩn cũng như thầy Đào Duy Anh, cách diễn âm cho nhiều địa danh hay phương ngữ miền Nam chỉ là đoán mò, đó là còn chưa nói, có khi thầy Cẩn hiểu bậy thì có.

Ví dụ như thầy An Chi có nêu ra cái dốt của thầy Cẩn và thầy Nguyễn Quảng Tuân trong việc nghiên cứu Kiều Duy Minh Thị 1872 tại đây (xem >> https://thanhnien.vn/van-hoa/lat-leo-chu-nghia-truyen-kieu-ban-duy-minh-thi-1872-va-phuong-ngu-nam-bo-1183366.html). Bạn thấy rõ ràng, Bạt Lụy 拔淚 là một từ ở miền Nam, có ghi trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, ấy thế mà thầy Cẩn lại diễn âm thành ra là Gạt Lệ, hoàn toàn chả liên quan gì đến phương ngữ miền Nam, tức là thứ ngôn ngữ được dùng trong bản Kiều Duy Minh Thị 1872 vậy.
Thầy Nguyễn Tài Cẩn thật sự giỏi phương ngữ Nam bộ không ?


Nên có thể thầy Cẩn là một vị thầy Hán Nôm uyên thâm của các bạn, nhưng chắc là thầy Cẩn đã vung tay quá trán, không biết tự lượng sức mình mà lại đòi đi diễn âm Hán Nôm bản Kiều Duy Minh Thị 1872 chăng ? 

Việc này nó cũng tựa như trường hợp thầy Lê Trung Hoa, một vị thầy địa danh học hình như rất nổi tiếng bên Việt Nam, các bạn khen quá trời, cho tới khi mình đọc và dò lại bản Hán Nôm, thì ô hay, hóa ra thầy Lê Trung Hoa của các bạn chỉ là một ông thầy dốt, chưa đáng là sinh viên Hán Nôm, chứ đừng nói là PGS TS hay GS TS gì đấy mà đòi viết sách dạy các bạn sinh viên hay người Việt Nam.

Và thầy Nguyễn Tài Cẩn cũng vậy. Mình thấy người ta viết khen tung thầy lên, cứ như thầy thiệt giỏi vậy, nhưng giỏi trong chuyên môn nào, ví dụ chỉ giỏi về ngữ pháp Hán Việt, Hán Nôm miền Bắc thì không thấy ai viết cả. Ví dụ mình nói mình đọc bài của thầy An Chi chê thầy Cẩn không nắm rõ từ vựng phương ngữ Nam Bộ, mà lại đòi diễn âm Hán Nôm bản Kiều Duy Minh Thị 1872, thế thì mình nói khi chúng ta bàn về Hán Nôm phương ngữ miền Nam, thầy Cẩn là dốt, và đáng ra, chưa đủ trình độ như thế, thầy nên đưa cho người nào khác đủ trình độ chuyên môn Hán Nôm phương ngữ miền Nam, để diễn âm, thay vì tự thầy đòi nghiên cứu diễn âm, mà lòi ra sự việc thầy Cẩn chỉ giỏi Hán Nôm miền Bắc, chứ làm gì đủ trình độ hiểu Hán Nôm phương ngữ miền Nam mà đụng tới các món hàng như thế ?

Đây chỉ là một ví dụ mình nêu ra. Mình nêu ra để làm gì ? Để các bạn từ nay đừng có mà khen chung chung, khen thầy cô các bạn giỏi lắm hay lắm, ấy thế mà giỏi ra sao, hay ra sao thì chả ai có thể khẳng định được chính xác. Ví dụ như trong trường hợp thầy Cẩn chẳng hạn, nếu thầy An Chi đúng, thì chúng ta có thể khẳng định rằng là thầy Nguyễn Tài Cẩn chưa đủ trình độ chuyên môn về phương ngữ miền Nam, do đó việc thầy tự ý diễn âm bản Kiều Duy Minh Thị 1872 cho ta thấy, thầy chỉ ham nghiên cứu, chứ bản thân thầy không tự mình đánh giá là thầy chưa bao giờ đủ trình độ đọc Hán Nôm miền Nam cả, chứ đừng nói việc đòi làm thầy dạy thiên hạ về những gì đã được viết trong Kiều Duy Minh Thị 1872, đúng không bạn ?

Đó là còn chưa nói, mình thấy học trò thầy Cẩn còn viết thầy để cả chục năm suy nghĩ về câu cuối của Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư gì nữa (xem >> https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/co-gs-nguyen-tai-can-19-nam-sua-bai-nam-quoc-son-ha-n20110327112924620.htm). Thầy Cẩn bỏ ra đến tận 19 năm để suy gẫm câu "Nhữ đẳng hành/khan thủ bại hư" nên được ngắt câu như thế nào.

Mình chỉ thắc mắc là, sử cho ta biết bài thơ Nam Quốc Sơn Hà này được đọc trong đền Trương Hống / Trương Hát cho dân binh người Việt nghe. Mà người Việt mình, thì chỉ biết tiếng Việt, thế thì chắc là bài thơ Hán Việt Nam Quốc Sơn Hà này, có thể là đã được viết trong sử bằng cách chuyển ngữ từ tiếng Việt sang Hán Việt đúng không bạn ? Cho nên, đáng lẽ với một nhà Hán Nôm uyên thâm như thầy Cẩn, thầy nên đi tìm hiểu là bài thơ Nam Quốc Sơn Hà này trong Nôm hay trong tiếng Việt cổ, nó đáng ra đã được đọc ra sao, để người Việt mình tự hào. Chứ làm thế nào mà thầy chỉ dựa vào một trong nhiều dị bản Hán Việt Nam Quốc Sơn Hà, và phải bỏ ra hơn 19 năm để suy nghĩ chỉ cho một cách ngắt câu vậy ? Nó cũng tựa như nếu người Việt không biết tên gốc Nha Mân là gì, thế là tự bịa ra vụ có "ông Ốc Nha tên Moon nào đó" để đi giảng cho độc giả người Việt. Giảng như thế thì có lợi ích gì cho độc giả người Việt ? Tại sao thầy Cẩn giỏi Hán Nôm đến thế, trong 19 năm, không đi làm một công trình nghiên cứu bài thơ gốc tiếng Việt Nam Quốc Sơn Hà ra sao, mà lại chỉ quanh quẩn 19 năm để giải thích cách ngắt câu của 1 trong nhiều dị bản Hán Việt Nam Quốc Sơn Hà vậy bạn ? Mà cách ngắt câu đơn giản này, tại sao phải cần tới 19 năm để đi giải thích cho mọi người vậy bạn ? Có phải do thầy Cẩn không hiểu đủ nghĩa câu từ Hán Nôm không, hay là cộng đồng Hán Nôm của người Việt là dốt ạ ?

Trời ơi, 19 năm, một khoảng thời gian dài như thế, ở thế kỷ 21, người ta làm được nhiều điều hơn thế lắm nhỉ ? 

Thanks
Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo