Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THƯƠNG THAY CÁI NỖI ĐOẠN TRƯỜNG!

Thương thay cái nỗi đoạn trường! Người nhạc sĩ con cưng của đất Nam Kỳ ta- Anh Việt Thu viết bài "Tám điệp khúc" khi vừa qua tuổi ...

Thương thay cái nỗi đoạn trường!
Thương thay cái nỗi đoạn trường!

Người nhạc sĩ con cưng của đất Nam Kỳ ta- Anh Việt Thu viết bài "Tám điệp khúc" khi vừa qua tuổi 20,tức là vào năm 1965 

Bài nhạc ngũ cung rất đầm đà cái "mùi" của kiểu Nam Kỳ Lục Tỉnh.Kêu tựa là "Tám điệp khúc" vì bài này có 8 đoạn nhạc và có những câu được nhắc đi nhắc lại hoài là "Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu"

Tron bài nhạc ta còn nghe tác giả nhắc nhớ ba câu thường xuyên là:

"Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về
Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời
Mẹ Việt Nam ơi! Con xin dâng xin hiến trọn cả đời"

"Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về"là một câu tiên tri cuộc chiến ở Miền Nam kết thúc chừng 20 năm (1955-1975) 

Ba câu này:

"Rừng thiêng lá đổ âm u
Rừng thiêng vang tiếng gọi
Ôi! Núi thiêng em về nguồn" 

Báo hiệu sau 20 năm sau người MN sẽ "về nguồn" và vào "rừng".(Đúng lòi tuyên truyền là MN về đất "tổ" và các trại cải tạo ở trong rừng đất Bắc )

Có một nhạc sĩ cũng dự đoán 20 năm là Trầm Tử Thiêng 

Năm 1957 bài "Rồi hai mươi năm sau" viết năm 1957 cùng với Tấn An có những câu rõ ràng

"Hai mươi năm sau
Đón đợi thu vào tầm tay"

Trong bài "Bảy ngàn đêm góp lại" ông cũng đếm chính xác số đêm của 20 năm 

"Bảy ngàn đêm mắt tỏ canh mờ
Giấc ngủ mong chờ qua cơn thành bại bây giờ là đây"

Duy Khánh viết "Xin anh giữ trọn tình quê" trong những năm 1966 cũng nói con số 20 năm trong câu "Mình người Nam muôn thuở giữ trong lòng cho trọn tình quê. Hơn hai mươi năm chinh chiến điêu tàn, đau xót vô vàn..."

Anh Bằng "Ngoại ô buồn" cũng nhắc chính xác con số 20 năm :

"Hơn hai mươi năm, lửa binh tàn phá vùng ngoại ô lắm khổ đau
Tôi theo chân anh, vai súng lên đường cùng hiên ngang viết sử xanh"

Con số 1975 là con số định mênh.Khi đó ai cũng mừng vì thống nhứt,chấm dứt chiến tranh 

Trầm Tử Thiêng vui trong mơ về cảnh trùng phùng Nam Bắc từ những năm thập niên 60 

"Hoà bình ơi, hoà bình ơi!
Ta gánh chung đau thương một trời
Nam bắc ơi quê hương, tình người
Việt Nam ơi, Việt Nam ơi!
Mai đây hoà bình
Khung trời quê mình rộng bao la
Ðàn chim tung cánh bay xa
Bắc nam rồi không còn ngăn cách
Hôm qua Sài Gòn
Bây giờ có mặt tại Kontum
Chiều nay khăn gói ra Trung
Sớm mai này đã về Hải Phòng "

Nhưng lòng ông vẫn có gì đó rất ý thức rõ là "chưa trọn niềm vui" 

"Bảy ngàn đêm ta biết yêu người
Dẫu về với người chưa trọn đêm vui
Qua phút êm đềm, nay ta đã thành duyên nợ trong tim"

Nhan sĩ trí thức Miền Nam những năm 1965,1967 vẫn còn rất tình cảm với người anh em,nhưng sau 1968 trận Mậu Thân họ hơi nghi ngờ,rồi mùa hè đỏ lửa 1972 họ kinh hoàng 

Tuy nhiên lòng dạ Miền Nam vẫn luôn nghĩ tốt cho "anh em" ,không ai nghĩ xấu hơn,vẫn hy vọng về tình người Việt tộc,về những thứ vốn  bình thường 

Và rồi thất vọng,đời không như là mơ.Một cơ hội duy nhứt đã bị chà đạp và bỏ qua 

Ông Nguyễn Hiến Lê nói ông thất vọng,ông gọi:"Bọn cán bộ đó nói dài, nói dai, nói dở, gọi là cán bộ ba d."

Miền Nam trôi vào một cảnh "nửa hồn thương đau" dài vô định mà ai cũng nghĩ là một cơn mê đời và cái buồn đó vẫn còn kéo dài khi mà lòng dạ vẫn không có cơ hội chan hòa 

Đọc sử,người ta gọi Miền Nam toàn đi trước về chót,xứ sở này “ròng rã buồn vui đoạn trường năm tháng “,đi qua những giai đoạn lịch sử “theo mệnh nước nổi trôi"

"Thức khuya mới biết đêm dài
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay
Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi"

Đoạn trường!

Đoạn trường là chữ Hán Việt,chỉ sự đứt ruột,đau buồn đứt ruột 

Năm nay nhìn Sài Gòn,nhìn các tỉnh kế bên đoạn trường 

Nhớ hồi Sài Gòn 300 năm,lúc đó năm 1998 đang là thời hoàng kim của XHCN,ai cũng ào ào khí thế tiến vào 'Thiên niên kỷ mới' lên rồng,thành phụng 

Nhưng năm nay,viễn mộng rồng phụng đã bay đâu mất tiêu rồi 

Té ra thời thạnh cực,thời an bình,thời vuốt ve,thời mê tơi nhứt của Sài Gòn là trong thời Pháp thuộc và VNCH 

Sài Gòn ơi! Miền Nam ơi! lòng ngậm ngùi muốn khóc,tương lai thành phố này sẽ về đâu khi nó đã bị trọng thương nặng,hậu quả sau bao ngày làm nhiều mà suy dinh dưỡng,nhịn ăn nhịn uống,bịnh hoạn không thang thuốc 

Lịch sử oai hùng,lịch sử anh minh nhưng đau buồn quá ,đời lang thang lếch thếch ,đời khốn nạn  

Thương Sài Gòn lắm!

Viết về Sài Gòn nhiều quá rồi,vui buồn từng đã đi qua ,lịch sử rồi cũng trôi đi,Sài Gòn niềm thương nỗi nhớ,dạt dào ở khắp muôn nơi

Sài Gòn khi thanh xuân tới lúc già háp và ná thở,có lúc Sài Gòn đỏng đảnh đôi chút đặng mà cố làm duyên,lôi kéo thanh xuân chèn ép tuổi già đặng tự huyễn hoặc mình trước tấm kiếng 

Cứ đi hoài đi mãi,đi lang thang trên hè phố Sài Gòn,có khi nào bạn hỏi rằng rồi sẽ đi về đâu? 

Chúng ta cứ hoài niệm cái cũ hoài thì chúng ta cũng cũ theo nó,mốc theo nó

Sống thực tế,cơm gạo là ngày nay và ngày mai,chứ có ai ăn cơm gạo thời xưa như cô hồn dạ quỷ mà sống 

Rồi đây Sài Gòn chắc không còn ánh mắt trong veo,bầu trời tươi rói gió lộng nữa rồi 

Tâm tánh dân Nam Kỳ gốc lưu dân xưa mạnh mẽ dữ lắm à,tay mác tay cuốc đánh sấu,chém cọp giành đất lập xứ riêng mình 

Tương lai vẫn phải xốc tới thôi 

"Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nổi
Như dòng lệ nào bất giác rơi tuôn
Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng".


Nguyễn Gia Việt


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo