Thạc sĩ mà viết về sử như thế này thì tệ quá Trong bài viết "Tên gọi Việt Nam có từ khi nào?", tác giả là thạc sĩ Lương Đức Hiển v...
Thạc sĩ mà viết về sử như thế này thì tệ quá
Trong bài viết "Tên gọi Việt Nam có từ khi nào?", tác giả là thạc sĩ Lương Đức Hiển viết về lịch sử quốc hiệu Việt Nam với đoạn kết là "Chỉ đến khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công; ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì quốc hiệu Việt Nam mới chính thức được công nhận. Từ đây, quốc hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng, toàn diện nhất".
Chúng ta không hiểu vị thạc sĩ này đã được học về phương pháp sử luận ra sao, để mà có thể khẳng định rằng là chỉ từ khi CMT8 thành công năm 1945, quốc hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng, toàn diện nhất.
Vì cái tên Việt Nam thì như ông đã nêu ra, nó có từ thời vua Gia Long và quốc sử triều Nguyễn đã viết luôn về sử kiện liên quan đến quốc hiệu Việt Nam này rất rõ trong bộ Đại Nam Thực Lục.
Đáng nói hơn là thời vua Gia Long lúc quốc hiệu Việt Nam được tuyên bố, nước Việt Nam là một quốc gia không đến nổi tồi (vì thời này nhà Nguyễn đã tuyên bố có đến bao nhiêu là nước / xứ chư hầu đến cống nạp). Ngược lại, nước VNDCCH ra đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, lúc ấy không biết có nước nào trên thế giới công nhận ngay chưa, chứ chúng ta chưa cần bàn đến là nước VNDCCH khi đó đã có chư hầu theo chưa.
Và ngay từ năm 1804, cái tên Việt Nam, nó đã là một cái tên cho một quốc gia độc lập bao gồm từ Bắc vô Nam luôn rồi mà đúng không ? Đó là còn chưa nói là thời Nguyễn cũng chính là thời oai hùng của dân tộc Việt Nam, khi chính vua Gia Long đã ra lệnh cho binh lính ra đóng và đánh thuế ở quần đảo Hoàng Sa đấy chứ ?
Ngược lại cái tên VNDCCH, ngay trong năm 1945, còn kèm theo bao nhiêu là hy sinh tranh đấu, chứ có được hoàn toàn độc lập từ Bắc tới Nam đâu ? Nhất là ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, khi mà chế độ Việt Minh phải còn đấu đá với bao nhiêu đảng phái người Việt khác ?
Dĩ nhiên việc viết những lời đẹp cho chính quyền đương thời của 1 học sĩ, nhất là một thạc sĩ là điều không ai cấm
Nhưng đã học đến thạc sĩ mà viết kết luận sử bợ đít như thế này, là làm xấu hổ cho công lao của tiền nhân người Việt mà chắc chủ tịch Hồ Chí Minh sống dậy cũng cảm thấy ngượng.
Đáng nói hơn, là vị thạc sĩ này lại còn trích đoạn tuyên cáo về quốc hiệu của ngài Phan Huy Ích và cho là đó là do vua Quang Trung yêu cầu
Nhưng theo mình hiểu, thì cái đoạn văn tuyên cáo quốc hiệu ấy của ngài Phan Huy Ích, là nằm trong bộ Dự Am Văn Tập, viết về tuyên cáo quốc hiệu mà vua Gia Long yêu cầu ngài Phan Huy Ích viết ra cho triều đình, chứ nó chả có liên quan gì đến triều đại Tây Sơn với quốc hiệu Việt Nam cả.
Và đáng cười hơn, vị thạc sĩ này viết khẳng định luôn rằng là "Từ giữa thế kỷ XIX, nước ta bị ách đô hộ của thực dân Pháp; bọn chúng thường gọi nhân dân ta là “dân An Nam” để chỉ sự miệt thị, khi bỉ và coi thường." Nhưng than ôi, chính chủ tịch Hồ Chí Minh của ông đã tham gia vào tổ chức Hội những người An Nam yêu nước để rồi đưa ra bản Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam đấy chứ.
Nên không hiểu vị thạc sĩ Lương Đức Hiển này đã nghiên cứu sử ra sao mà thành ra phải viết bợ đít và sai đủ thứ linh tinh như thế này ?
Mình dò trên mạng, thấy có thạc sĩ Lương Đức Hiển (xem >> https://nguoinoitieng.net/doanh-nhan/thac-si-nguyen-duc-hien-nguoi-bao-ton-gia-tri-tam-linh-viet-day-manh-giao-luu-van-hoa-voi-cac-nuoc-tren-the-gioi.html), là một thạc sĩ văn hóa & giáo dục, nghệ nhân văn hóa tâm linh.
Nếu đúng đây chính là vị thạc sĩ Lương Đức Hiển viết bài viết sử trên, thì mình nghĩ ông chắc không nên viết gì về sử, vì trình độ sử của ông kém quá, mà lại viết linh tinh như thế, điều này làm hư cả cái học hàm / học vị thạc sĩ văn hóa & giáo dục của ông. Có khi thạc sĩ văn hóa tâm linh thì muốn viết gì cũng được (vì tâm linh mà), chứ viết về sử thì chắc phải nên cẩn trọng và tránh vụ việc bợ đít trắng trợn chứ nhỉ ?
Mời bạn
Brian
Không có nhận xét nào