Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHUYÊN GIA BỊ VIỆT VỊ KHI ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG ÁN CẦU TRẦN HƯNG ĐẠO

CHUYÊN GIA BỊ VIỆT VỊ KHI ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG ÁN CẦU TRẦN HƯNG ĐẠO Mình không phải là 1 trong những người đầu tiên phản biện phương án cầu TH...

CHUYÊN GIA BỊ VIỆT VỊ KHI ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG ÁN CẦU TRẦN HƯNG ĐẠO

Mình không phải là 1 trong những người đầu tiên phản biện phương án cầu THĐ, vì muốn hóng xem ý kiến của các thày, các chuyên gia và những người có trách nhiệm phải lên tiếng (Hội nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo KTS). Nhưng thật buồn là nhiều người trong số họ đã phản biện sai hoặc quá cảm tính khi đánh giá về phương án cầu THĐ. Ngoài ra, 1 số KOLs ngoại đạo cũng lên tiếng, những cũng nhiều chỗ sai hơi vớ vẩn, tiếc là lại đông like! Đó là lý do mình viết status và ít ra đến thời điểm này mình chưa thấy phía TEDI phản biện được và dù sao nó cũng dựa trên lý lẽ và logic mà các “chuyên gia” chưa chỉ ra được.

Bài báo có ảnh đính kèm đã chỉ ra những chỗ việt vị của 1 số chuyên gia có máu mặt trong nghề. Chẳng hạn, việc nói họ làm sai luật khi không thi tuyển kiến trúc, phê phán phong cách “xứ Đông Dương“, chỉ trích cái dây võng, độ cao thông thuyền dưới gầm cầu, chê phương án kiến trúc chắp vá, hổ lốn (rất cảm tính).

Các lỗi việt vị này mình đã phát hiện ra ngay sau khi các chuyên gia lên tiếng khi trao đổi riêng với 1 số bạn bè làm nghề, chẳng nhẽ lại bóc phốt các thày thì kì quá!

Rõ ràng bài báo viết rõ tên phương án là Xứ Đông Dương còn phong cách là Đông Dương, mà chuyên gia cũng lên tiếng chê họ là không có phong cách Xứ Đông Dương! Phê vậy họ cười cho là đọc hiểu kém. Bài báo cũng cũng nêu rõ phương án chọn cuối cùng đã bỏ dây võng mà có chuyên gia vẫn chê phương án dây võng (đã bỏ)! Có 1 KOL chê độ cao thông thuyền quá thấp làm mình buồn cười nhất. Vì mình biết TEDI là công ty số 1 về thiết kề cầu nên không thể sai cơ bản vậy. Hơn nữa mình chỉ nhìn cái ảnh gầm cầu có cái quán và cầu thang là đoán ra độ cao tầm 3 tầng nhà, sao mà 4,75m được. Chê thế họ cười sằng sặc!

Còn việc chê phương án hổ lốn và chắp vá thì thực ra rất cảm tính. Vì ai hiểu về phong cách Đông Dương đều hiểu bản chất của nó là sự pha trộn giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa Việt Nam. Nói cách khác thì nó chính là hổ lốn và chắp vá chứ gì!? Chẳng qua hổ lốn và chắp vá 1 cách chọn lọc sao cho hài hoà chút. Vì thế chê kiểu này họ cãi bay ngay, mà thực tế họ đã cãi rồi. KTS mà để Ks cầu đường cãi được về kiến trúc thì hơi buồn!

Tóm lại, bài báo bảo vệ quan điểm của TEDI khá là đanh thép và chuẩn, bắt lỗi chuyên gia khá là trúng.

Ngày 15/9, Hội KTS Việt Nam có văn bản gửi UBND TP HN kiến nghị về phương án kiến trúc cầu nhưng mình mới được đọc mấy phút trước do được công bố trên FB. Toàn bộ VB có 2 ý, ý 1 là phê phán phương án chọn cũng rất cảm tính, là pha trộn, hỗn tạp…Không khác ý mình đã phân tích bên trên bao nhiêu. Đồng thời Hội đề xuất phương án nên theo cũng bằng các khái niệm còn cảm tính hơn là ĐĨNH ĐẠC, SANG TRỌNG, ỔN ĐỊNH, THANH NHÃ!

Chỉ có ý kiến này mình cho là hợp lý và logic. Đó là cầu là công trình giao thông có tốc độ cao. Vì thế kiến trúc nên đơn giản do sự chiêm ngưỡng với tốc độ cao sẽ không cảm nhận được chi tiết mà chỉ thấy được những nét kỷ hà, vì thế cái cổng này (status trước mình đã phân tích đây là cái cổng không phải kiến trúc cầu) nên được thiết kế hiện đại. Tuy nhiên VB của Hội không phân tích được cụ thể và dễ hiểu như vậy.

Còn ý thứ 2 VB trên đánh giá về pháp lý mình cho là chưa phù hợp và vẫn theo hướng dĩ hoà vi quý. Nhân tiện mình phản biện luôn ý của TEDI trong bài báo về tính pháp lý ở đây.

TEDI cho rằng họ không sai luật do việc lập hội đồng tuyển chọn PA kiến trúc trước khi Luật Kiến trúc ra đời. Nhưng việc lập Hội đồng từ tháng 5/2020 đến thời điểm chọn phương án là tháng 9/2021 là điều vô lý. Làm gì có chuyện mất hơn 1 năm để tuyển chọn phương án? Vì thế lấy thời điểm thành lập hội đồng tuyển chọn để biện hộ cho việc lách luật Kiến trúc là không phù hợp.

Tuy nhiên, mình vẫn cho rằng TEDI không sai luật! Bởi vì bây giờ mới là thời điểm HN giao cho Him Lam lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để HN phê duyệt chủ trương đầu tư. Như vậy, giai đoạn này hoàn toàn không cần phải thi tuyển hay tuyển chọn phương án kiến trúc. Thậm chí chẳng cần thành lập hội đồng tuyển chọn kia theo luật XD mà cũng không sai. Vì thực tế việc lựa chọn này hoàn toàn có thể chỉ là chủ quan của Him Lam (nhà đầu tư dự kiến). Lưu ý là phương án kiến trúc ở bước sau là bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi thì mới BẮT BUỘC PHẢI THI TUYỂN KIẾN TRÚC THEO LUẬT KIẾN TRÚC.

Như vậy quy trình đúng luật tiếp theo sẽ là Him Lam lập BCNCTKT, nếu HN phê duyệt thì mới đến giai đoạn đấu thầu (hoặc chỉ định thầu) theo LUẬT ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ 6/2020. Xin lưu ý là ban đầu Him Lam đề xuất phương án đầu tư BT nhưng bị vướng luật nói trên ra đúng thời điểm ngay sau khi thành lập Hội đồng tuyển chọn (5/2020) nên hiện tại bị đẩy sang phương án hợp đồng BOT và đối tác công tư (nhà nước đầu tư 50%, Him Lam 50%). Sau khi Him Lam được chọn làm nhà đầu tư thì mới cần thi tuyển phương án kiến trúc cho bước lập BCNCKT.

Nếu rơi vào tình huống HN không phê duyệt chủ trương đầu tư thể hiện trong BCNCTKT hoặc trượt thầu thì Him Lam xịt!

Tóm lại, bây giờ chưa tới lúc bắt buộc phải thi tuyển kiến trúc nên việc TEDI CỐ TÌNH BẺ LÁI DƯ LUẬN là phương án kiến trúc kia không sai luật để nó thành chuyện ván đã đóng thuyền là không hợp lý. Lẽ ra Hội KTS phải nắm được luật để ra VB với nội dung khác, đại ý là kiến nghị (nhắc nhở) UBND TP HN là nên nhớ là sắp tới các anh cần tổ chức cuộc thi cho đúng luật Kiến trúc, còn phương án vừa rồi chỉ có giá trị tham khảo. Lúc đó cả Him Lam lẫn TEDI và HN đều choáng váng và người dân cũng yên tâm, đỡ phải bình luận dài dòng về 1 phương án chỉ mang tính tham khảo (làm căn cứ để lập BCNCTKT mà thôi).

Chuyên gia và Hội cũng không cần phải úp sọt người ta 1 cách cảm tính như trên vì khi đã có thi tuyển kiến trúc thì tự khắc phương án sẽ tốt hơn nhiều và sẽ rất khó để phương án thiếu sáng tạo kia trúng giải cao! Như vậy, bản chất của việc này là Hội KTS cần cảnh báo HN là PHẢI TỔ CHỨC THI TUYỂN VÀO THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP không cần phải ý kiến mang tính 3 phải như ở công văn.

KTS Dương Quốc Chính














Không có nhận xét nào

Quảng Cáo