Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ SỬ KIỆN 1756 CAO MIÊN DÂNG 2 PHỦ TẦM BÔN VÀ LÔI LẠP CHO TRIỀU ĐÌNH ĐÀNG TRONG

Về sử kiện 1756 Cao Miên dâng 2 phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp cho triều đình Đàng Trong Theo sử Đại Nam Thực Lục, thì vào năm Bính Tý (1756), quốc ...

Về sử kiện 1756 Cao Miên dâng 2 phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp cho triều đình Đàng Trong

Về sử kiện 1756 Cao Miên dâng 2 phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp cho triều đình Đàng Trong

Theo sử Đại Nam Thực Lục, thì vào năm Bính Tý (1756), quốc vương Nặc Nguyên nước Chân Lạp dâng hai phủ Tầm Bồn và Lôi Lạp để tạ tội. Nhưng điều khó hiểu là nếu hai phủ Tầm Bồn & Lôi Lạp này, ứng với vùng Tân An & Đồng Tháp Mười phía Long An và vùng Gò Công phía Tiền giang (theo chú thích của thầy Phạm Hoàng Quân trong dịch phẩm Gia Định Thành Thông Chí), thì như vậy là trước năm 1756, tại miền Nam, chính quyền Đàng Trong cai trị vùng đất Sài Gòn, rồi đi về phía Tây, là 2 phủ Tầm Bồn & Lôi Lạp do triều đình Chân Lạp cai trị, rồi đi tới phía Tây nữa, là dinh Long Hồ của người Việt lập ra năm 1732. Tại sao lại có một khu vực địa lý trái độn kỳ cục như thế tồn tài cả chục năm do một thể chế yếu đuối (Chân Lạp) nắm giữ giữa 2 khu vực được cai trị bởi Đàng Trong thế bạn nhỉ ? 



Tại sao có việc người Việt đã lấy đất Sài Gòn và đất Vĩnh Long rồi, thế mà khu vực ở giữa là Tầm Bồn & Lôi Lạp thì lại không lấy, và phải đợi đến năm 1756 mới lấy vậy ? Nếu đúng là nhóm người Dương Ngạn Địch đã đến Mỹ Tho năm 1679, rồi sau vụ Hoàng Tiến (Huỳnh Tấn), quân Đàng Trong và quân Trần Thượng Xuyên đã đánh lấy lại khu vực Mỹ Tho / Bến Tre năm 1688, rồi phủ Gia Định lập ra vào năm 1698, rồi người Việt lập ra dinh Long Hồ vào năm 1732, thế thì vùng đất độn ở giữa dinh Long Hồ và phủ Gia Định là 2 phủ Tầm Bồn và Lôi Lạp, làm thế nào mà triều đình Chân Lạp có thể giữ đến gần hơn 60 năm sau mới hiến cho người Việt vậy ? 



Và đáng nói hơn, là theo sử Đại Nam Thực Lục "Nhâm tý, năm thứ 7 [1732] ... Chúa cho rằng Gia Định địa thế rộng rãi, sai khổn thần (2. Quan phụ trách việc biên khổn.2) chia đất đặt châu Định Viễn (nay là phủ Định Viễn) và dựng dinh Long Hồ (tức là tỉnh Vĩnh Long ngày nay).". 



Nhưng nếu đúng theo sử Việt là mãi đến năm 1756, hai phủ Tầm Bồn và Lôi Lạp mới được Chân Lạp hiến cho, thế thì xứ Gia Định năm 1732 có biên giới cương vực ra sao để mà Chúa có thể khẳng định "Gia Định địa thế rộng rãi, chia đất đặt châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ" và dinh Long Hồ rất xa Saigon, và có trái độn là vùng Tầm Bồn hay Lôi Lạp ở giữa thế ?

Và dĩ nhiên với 1 khu vực trái độn như thế, cắt đất miền Nam của người Việt ra làm 2, thì làm sao mà chính quyền Đàng Trong lại có thể cho phép nó tồn tại hơn nửa thế kỷ nhỉ ?

Và kỳ quái hơn, là trong sử kiện hiến đất năm 1756, có cả đoạn Nguyễn Cư Trinh khuyên chúa Nguyễn rằng là "Huống từ Sài Gòn đến Lâm Bôn, xa sáu ngày đường, địa thế rộng rãi, dân số đến vạn người, quân chính quy đóng giữ thực sợ chẳng đủ. Thần xem người Côn Man giỏi nghề bộ chiến, người Chân Lạp cũng đã sợ lắm. Nếu cho họ đất ấy khiến họ chống giữ, "lấy người Man đánh người Man", cũng là đắc sách. Vậy xin cho Chân Lạp chuộc tội, lấy đất hai phủ ấy, ủy cho thần xem xét hình thế, đặt lũy đóng quân, chia cấp ruộng đất cho quân và dân, vạch rõ địa giới, cho lệ vào châu Đinh Viễn, để thu lấy toàn khu". 

Nếu đúng là ngài Nguyễn Cư Trinh đã áp dụng chiến sách lấy Man trị Man tại 2 phủ này, thì đáng ra cho đến nay, ở vùng Tân An / Đồng Tháp Mười / Gò Công, chắc cũng phải còn có nhiều cộng đồng Chàm chứ nhỉ ? Nhưng cho đến nay, chúng ta chỉ biết có người Chàm ở khu vực Châu Đốc và Tây Ninh, chứ làm gì có cộng đồng Chàm nào nổi tiếng ở Tân An hay Gò Công đâu bạn nhỉ ? 

Và trong bài viết nghiên cứu Ha Tien or Banteay Meas in the Time of the Fall of Ayutthaya in From Japan to Arabia: Ayutthaya’s Maritime Relation with Asia của hai học giả Yumio Sakurai và Takako Kitagawa, vấn đề này đã được trình bày như sau (và mình xin tạm dịch lại Việt ngữ cho các bạn đọc):



***

...

King Cei Cet (Ang Snguon) ceded two prefectures—Tan Bon and Loi Lap (Xoi Lap)—in the lower reaches of the Vam Co to the Quang Nam king through the intermediary of Mac Thien Tu in 1756.33 But this affair is not mentioned in the Cambodian chronicles. Both prefectures are between My Tho and Saigon and, without first securing these areas, Quang Nam could not expand into other parts of the Mekong delta—such as Vinh Long, where it established a military base called Long Ho Doanh in 1732. These two prefectures must have been under the influence of Quang Nam before 1756. Furthermore, King Cei Cet died in 1755. The Cambodian king who fled to Ha Tien could not have been Cei Cet (called Nac Nguyen in the Vietnamese sources) but Moha Uphayoreac (“second king”) Ang Tong (Nac Tong in Vietnamese). It is difficult to believe the Vietnamese description of the 1756 affair. If the Vietnamese records are at least true in part, that means the Cambodian king recognized Vietnamese rule in the two prefectures.



Quốc vương Cei Cet (Ang Snguon) hiến 2 phủ Tầm Đôn và Xoài Lạp - ở khu vực hạ Vàm Cỏ cho quốc vương Quảng Nam qua trung gian là Mạc Thiên Tứ năm 1756. Nhưng sự kiện (hiến 2 phủ năm 1756) này không hề được nhắc đến trong các biên niên sử Cao Miên. (Do vì) 2 phủ này nằm giữa khu vực Mỹ Tho và Saigon, nên nếu chưa lấy được các khu vực này, thì không thể nào mà (chính quyền) Quảng Nam có thể mở rộng (lãnh thổ) đến các miền khác ở đồng bằng sông Cửu Long, ví dụ như Vĩnh Long, nơi mà chính quyền đã thiết lập một khu quân sự gọi là dinh Long Hồ vào năm 1732. (Do vậy), hai phủ này phải là đã nằm dưới tầm ảnh hưởng của Quảng Nam trước năm 1756. Hơn thế nữa, quốc vương Cei Cet đã mất vào năm 1755 (nên không thể có việc ông dâng 2 phủ cho Quảng Nam vào năm sau tức năm 1756). Và vị quốc vương Cao Miên trốn đến Hà Tiên không thể là Cei Cet (được gọi là Nặc Nguyên trong các nguồn tài liệu Việt ngữ), mà là Moha Uphayoreac ("đệ Nhị Vương) Ang Tong (Nặc Tông trong Việt ngữ). Thật khó có thể tin sự mô tả trong các ghi chép Việt ngữ về vụ việc năm 1756. Nếu các ghi chép của Việt Nam ít nhất đúng một phần, điều đó có nghĩa là quốc vương Cao Miên đã công nhận quyền cai trị của Việt Nam ở hai phủ.

...



***



Sự khó hiểu trong việc hiến đất 2 phủ Tầm Bồn và Lôi Lạp năm 1756 này, không biết đã có ai nghiên cứu và có đáp án chưa ? Nhưng từ sử kiện này, người Việt xưa nay đã ca tụng ngài Nguyễn Cư Trinh có tầm nhìn xa, hiến kế cho chúa Nguyễn dùng mưu tằm ăn dâu để mà mở đất miền Nam. Nếu sự kiện này mà không thể giải thích một cách khoa học cùng sử liệu, thế là việc ngài Nguyễn Cư Trinh hiến kế tầm ăn dâu chỉ là ngụy tạo thôi hả bạn ? Rồi người ta sẽ trả lời ra sao cho đoạn sử kiện năm 1732 "Chúa cho rằng Gia Định địa thế rộng rãi" vì Gia Định địa thế rộng rãi như thế nào mà có cả vùng trái độn Tầm Bồn & Lôi Lạp của Chân Lạp nằm giữa Đồng Nai & Vĩnh Long vậy ? 



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo