Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BẠN ĐỪNG NGHĨ RẰNG CHỈ CÓ CAO MIÊN MỚI BỊ XÓA HAY CẮT XÉN TRONG SÁCH VỞ DỊCH THUẬT

Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có Cao Miên mới bị xóa hay cắt xén trong sách vở dịch thuật #in_the_absence_of_light_darkness_prevails Mà ngay luôn t...

Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có Cao Miên mới bị xóa hay cắt xén trong sách vở dịch thuật

Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có Cao Miên mới bị xóa hay cắt xén trong sách vở dịch thuật

#in_the_absence_of_light_darkness_prevails

Mà ngay luôn trong quyển sách dịch Xứ Đàng Trong của ông Nguyễn Nghị và NXB Trẻ, được cô Li Tana cảm ơn rất nhiều, người ta còn tàn nhẫn mà xóa luôn cả những cụm từ nào đó liên quan tới Chams / Champa / Chăm / Chiêm Thành nữa kìa

Ví dụ mình dịch lại 1 đoạn trong Chương I Vùng Đất Mới để bạn so sánh. Bạn thấy rõ là ông Nguyễn Nghị cùng NXB Trẻ đã cắt xén và xóa hết những câu từ nào liên quan đến các cụm từ Chams / Champa / Chăm / Chiêm Thành, dẫn đến việc khi đọc câu dịch Việt ngữ, người ta chả hiểu là cô Li Tana có phải là dốt Anh ngữ không, mà viết về vùng đất mới với "vương quốc cũ" nào đó mà cô không để lại tên ? Hóa ra, là trong bản gốc Anh ngữ, cô Li Tana viết đủ các tên Chams / Champa /  Amravati / Vijaya / Panduranga / Kauthara lẫn về bia ký Chàm, ấy vậy mà vô sách dịch của ông Nguyễn Nghị và NXB Trẻ, các tên này đã bị cắt xén / xóa và bỏ đi hết tất cả, và chỉ để lại một thứ ngôn ngữ dịch linh tinh lang tang "vương quốc cũ" nào đấy.

Và đáng sợ hơn, là hóa ra người ta chỉ cắt xén các tên Chàm này khi nào đoạn văn viết về lãnh thổ của người Chàm mà thôi, chứ còn khi viết về người Chàm đã xua đuổi người Mọi như thế nào, cũng trong đoạn văn mình tạm dịch dưới đây, người ta lại cho phép dịch rõ ràng, về người Chàm đã xua đuổi người Mọi như thế nào, chứ họ không hề cắt ra cụm từ "người Chăm" và thay vào đó là "người của vương quốc cũ" nào cả.

Nên bạn thấy đó, sự cắt xén ở đây của ông Nguyễn Nghị và NXB Trẻ ở đây là rất lưu manh. Họ xóa hết mọi tên gọi liên quan đến Chàm / Chiêm Thành khi viết về lãnh thổ / tên vùng đất, v.v, nhưng họ sẵn sàng dịch đoạn văn về người Chăm xua đuổi người Mọi 

Một quyển sách mà lịch sử của các dân tộc sống ngay trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam, đã bị bóp méo, bị cắt xén đến thế khi dịch thuật, thế mà ông Nguyễn Nghị vẫn tự hào mà đi nhận giải thưởng Phan Châu Trinh, và nhóm người ban lãnh đạo giải thưởng Phan Chu Trinh vẫn có thể tặng giải thưởng cho ông về dịch thuật, mình nói, những con người như thế, là những người trí thức đi ngược lại với tư tưởng "khai dân trí" của cụ Phan Châu Trinh. Họ đi ngược với tư tưởng cụ Phan như thế, thế mà họ lấy tên cụ Phan Châu Trinh ra mà đặt làm giải thưởng, rồi tự khen nhau, thật làm loạn cả xã hội, và làm cho bọn trẻ nhìn lên mà cười hô hố ... ồ, hóa ra những người già trí thức Việt Nam sống ảo đến thế sao ? Không biết cụ Phan Châu Trinh "khai dân trí" đó mà có sống lại, có phải xấu khổ vì người ta đem tên cụ ra để làm trò đùa không ? Cụ có đồng ý với ông Nguyễn Nghị và NXB Trẻ trong việc cắt xén không ? Mình đồ là không, và có khi cụ Phan còn lấy guốc mà chọi luôn các nhà trí thức lưu manh Việt Nam đó chứ.

Và mình thất vọng ở cô Li Tana lẫn các nhà nghiên cứu Tây Ta, khi họ im lặng để cho một quyển sách dịch thuật cắt xén như thế được ra đời, và nhục nhã hơn là cho cả ông dịch giả Nguyễn Nghị lãnh giải Phan Châu Trinh. Sao cô Li Tana lại để cho người ta dịch sách cô và cắt xén đến mức như thế vậy ? Mình cứ tưởng viết ra một quyển sách cũng như là đẻ ra một đứa con của mình vậy ? Nếu ngay cả đứa con tinh thần của mình, mà cô Li Tana cũng để cho nó được thoải mái bị cắt xén, đục đẻo, và viết lại linh tinh, thì không hiểu cô Li Tana có bao giờ nghĩ là độc giả Việt Nam, họ coi thường cô không ? Yeah, có thể các bạn biết đọc Anh ngữ sẽ cảm ơn cô Li Tana lắm khi đọc các bản Anh ngữ cô viết, nhưng nếu các bạn chỉ biết đọc Việt ngữ, thì bạn hãy quay mặt lại với cô Li Tana, vì shame on cô và tất cả mọi người, những ai đã im lặng để cho ông Nguyễn Nghị và NXB Trẻ đã tự cắt xén / viết lại nội dung quyển sách đến mức độ chóng mặt và đáng xấu hổ đến thế.

Có phải người trẻ Việt Nam ngày nay không muốn gần với nhiều người mang tiếng là trí thức vì họ nghĩ những người như thế không có đủ uy tín hay đạo đức để mình cần làm quen không ?

Mời bạn đọc lại phần câu văn dưới đây, để biết người Việt đã tự cắt xén sách vở dịch thuật như thế nào. Thế mà bản thân họ lại hô hào kêu gọi người trẻ nước họ bảo vệ biển đảo, bảo vệ đủ thứ gì đấy, và họ lấy cả bản đồ thế giới ra để chứng minh Hoàng Sa này nọ, mà trong khi đó, ở tận thế kỷ 20, khi họ dịch sách, họ đã tự chỉnh sửa bản đồ, tự cắt xén nội dung sách vở đáng xấu hổ đến thế. Trí thức là như thế đó ư ?

Cụ Phan Châu Trinh mà có sống lại, có khi Brian Wu cũng chả muốn gần cụ. Cụ "khai dân trí" ra sao mà để cho dịch giả đoạt giải thưởng của cụ đã cùng NXB cắt xén sách vở dịch thuật như thế vậy cụ ? Cụ có xấu hổ là người trí thức Việt Nam lấy tên của cụ để trao giải thưởng cho người đi ngược lại với tư tưởng "khai dân trí" của cụ không ?

Thanks

Brian

****

Chương I Vùng Đất Mới

(bản dịch Việt ngữ của ông Nguyễn Nghị)

Vùng đất mới đối với người Việt Nam này chủ yếu là một dải đất dài và hẹp, nằm giữa núi và biển. Địa hình của vùng đất này có hai đặc điểm: thứ nhất là dãy Trường Sơn, phủ đầy rừng rậm, chạy suốt chiều dài của nước này, và càng xuống phía nam càng thấp dần. Thứ hai là dãy núi đã bị nhiều con sông nước chảy mạnh và mũi núi cắt ngang làm thành một số lưu vực nhỏ và hẹp, ít gắn với nhau về mặt địa lý. Xét về mặt hình thể, vương quốc cũ được thiết lập trên vùng đất này có vẻ như bao gồm một số vùng định cư biệt lập với nhau, được cho thấy qua sự tập hợp các di tích cổ tại các thung lũng không có đường thông thương với nhau. Bộ sách Chư phiên chí của một nhà du lịch người Trung Hoa vào thế kỷ 13 cũng gợi cho người ta nghĩ như thế. Trong quyển một của bộ sách này, vương quốc này được tả là có 11 quốc gia chư hầu, nhưng đúng hơn, phải hiểu là 11 vùng định cư biệt lập nhau. Và do đó, điều làm chúng ta ngạc nhiên là họ Nguyễn đã tìm được cách thiết lập và duy trì được một quốc gia thống nhất trong nhiều thế kỷ trên cái “vùng đất rời rạc nhất thế giới” ấy, như Gourou sau này nhận định.

Vùng đất mới này có thể được chia thành ba vùng tự nhiên khác nhau. Hai vùng đầu có những diện tích tương đối rộng thích hợp với nông nghiệp. Vùng thứ nhất, ngày nay là Quảng Nam, là một đồng bằng phì nhiêu, khoảng 1.800 cây số vuông. Nước do sông Thu Bồn và nhiều nhánh của con sông này cung cấp. Vùng thứ hai tương ứng với đồng bằng Bình Định trù phú ngày nay, có diện tích là 1.550 cây số vuông, có hai dãy núi khác nhau bao quanh. Hai thung lũng của vùng đất này sử dụng nước của hai con sông Đà Rằng và Lai Giang. Vùng thứ ba gồm ba thung lũng thông thương với nhau một cách dễ dàng, một vùng khác biệt, các sách của Trung Hoa được viết trong thời kỳ từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 10 coi đây như là một quốc gia riêng biệt.

Đèo Hải Vân nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành một lằn ranh khí hậu: ... Trường hợp đầu tiên có lẽ là trường hợp các dân tộc được gọi là Mọi. Họ bị người CHĂM xua đuổi khỏi đồng bằng. Kế đó đến lượt một số đông người Chăm. Họ phải rút lên đây trước sức ép của người Việt.

*****

Nhưng bản gốc Anh ngữ viết như thế nào ? Thì đây 

****

(Anh ngữ) 

For much of its history, this new land was inhabited by Chams. Champa, essentially a long, narrow strip of territory, situated between the mountains and the sea, had two distinguishing characteristics. First, the Truong Son mountains (or the Annam Chain) with their rich forest cover, ran the whole length of the country, gradually declining in height from north to south. Second, the mountains were divided horizontally by several fast moving rivers and numerous spurs of the Chain. The land formed a number of narrow basins, with little geographical continuity. Physically the whole kingdom appears to have consisted of a number of isolated settlements, as suggested by the grouping of ancient monuments in different valleys without any connecting link between one another. Zhu Fan Zhi. a Chinese traveller’s book of the 13th century, supports this. In volume one it describes Champa as having 11 vassal states, which would be best understood as separate settlements. It is amazing that the Nguyen ever managed to establish a unified state for several centuries, in "the world’s least coherent territory", as Gourou later put it.

In fact, districts of Champa mentioned in the Cham inscriptions appear to be the main natural divisions of the country. They were Amravati, Vijaya, and Panduranga.

The first two contained relatively large areas suitable for cultivation. Amravati, present day Quang Nam, features a rich plain of almost 1,800 sq.km, watered by the Song Thu Bon (the "Great River" in Cham inscriptions) and its several tributaries. Vijaya, in central Champa, corresponds to the bountiful Binh Dinh plain, with a total area of 1,550 sq.km. It is bounded by two distinct mountain ranges, with two valleys watered by the rivers Song Da Rang and Song Lai
Giang. The third, Panduranga, represents the southern part of the country. It consists of three valleys which are easily accessible from one another. It was perhaps for this reason that it contained Kauthara (today's Nha Trang area), a different region, or even a state according to the Chinese books written from the 8th century to the 10th century.

The Hai Van Pass in between Hue and Da Nang forms a climate frontier: ... This happened first to the so-called Moi peoples, driven inland by the Cham; and then to many of the Cham who retreated there under pressure from the Vietnamese

(Việt ngữ tạm dịch Google Translate + Brian Wu) 

Trong phần lớn lịch sử của nó, vùng đất mới này là nơi sinh sống của người CHÀM. Về bản chất, CHAMPA là một dải lãnh thổ dài, hẹp, nằm giữa núi và biển, (và nó) có hai đặc điểm riêng biệt. Đầu tiên, dãy Trường Sơn (hay Chuỗi Trường Sơn) với độ che phủ rừng phong phú, chạy dọc theo chiều dài đất nước, chiều cao giảm dần từ bắc xuống nam. Thứ hai, các ngọn núi bị chia cắt theo chiều ngang bởi một số con sông chảy xiết và nhiều mỏm của dãy Trường Sơn. Đất đai (như thế đã) hình thành (nên) một số lưu vực hẹp, ít có tính liên tục về địa lý. Về mặt hình thể, toàn bộ vương quốc dường như bao gồm một số khu định cư biệt lập, được gợi ý bởi các các di tích cổ trong các thung lũng khác nhau mà không có bất kỳ liên kết kết nối nào với nhau. Chư Phiên Chí, bộ sách của một nhà du lịch Trung Quốc vào thế kỷ 13, đã gợi lên điều này. Trong quyển I của bộ sách này, CHAMPA được mô tả là có 11 nước chư hầu, được hiểu đúng nhất là các khu định cư riêng biệt. Thật đáng kinh ngạc là họ Nguyễn đã tìm được cách thiết lập một nhà nước thống nhất trong vài thế kỷ, ở "lãnh thổ ít gắn kết nhất trên thế giới", như Gourou sau này đã nói.

Trên thực tế, các vùng (lãnh thổ của) CHAMPA được đề cập đến trong các bia ký CHÀM dường như là những nơi ranh giới tự nhiên của đất nước. Các vùng (lãnh thổ) này là Amravati, Vijaya và Panduranga.

Hai vùng (lãnh thổ CHAMPA) đầu tiên có diện tích tương đối lớn thích hợp cho việc trồng trọt. (Vùng đầu tiên là) Amravati, thuộc Quảng Nam ngày nay, có một vùng đồng bằng rộng gần 1.800 km2, được tưới bởi Sông Thu Bồn (tên này trên bia ký Chàm ghi là Sông Cả - the Great River) và một số phụ lưu của nó. (Vùng thứ hai là) Vijaya, ở miền trung CHAMPA, tương ứng với đồng bằng Bình Định trù phú, với tổng diện tích 1.550 km vuông. Vijaya được bao bọc bởi hai dãy núi khác biệt, với hai thung lũng được tưới mát bởi các con sông Sông Đà Rằng và Sông Lai. (Vùng thứ ba là) Panduranga, đại diện cho phần phía nam của đất nước. Panduranga bao gồm ba thung lũng có thể dễ dàng tiếp cận với nhau. Có lẽ vì lý do này mà Panduranga bao gồm Kauthara (khu vực Nha Trang ngày nay), (mà Kauthara là) một khu vực khác, hoặc thậm chí (còn) là một nhà nước theo các sách vở Trung Quốc viết từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 10.

Đèo Hải Vân nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành một ranh giới khí hậu: ... Điều này xảy ra trước tiên đối với các dân tộc gọi là dân tộc Mọi, bị người Chăm dồn ép vào nội địa; và sau đó là đến lượt nhiều người Chăm rút sâu vào nội địa dưới áp lực của người Việt.


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo