Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM - CHIẾN TRANH 4.0

CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM - CHIẾN TRANH 4.0 Chiến tranh ủy nhiệm  Nhiều anh em hí hửng rằng bọn NATO hèn, chia rẽ, chỉ chém gió mồm dụ dỗ thằng U...

CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM - CHIẾN TRANH 4.0
CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM - CHIẾN TRANH 4.0

Chiến tranh ủy nhiệm 

Nhiều anh em hí hửng rằng bọn NATO hèn, chia rẽ, chỉ chém gió mồm dụ dỗ thằng Ukraine chứ chúng nó mặc kệ mà, chết thằng Ukraine n gu mà thôi. Mình thấy chuyện này rất bình thường và dễ hiểu.

Chuyện các nước lớn đánh nhau trực tiếp chỉ diễn ra 1 lần duy nhất sau khi thành lập LHQ là ở chiến tranh Triều Tiên (1950). Có lẽ đó cũng là thời điểm duy nhất mà hội đồng bảo an ra được 1 nghị quyết có hiệu lực (yêu cầu Bắc Triều Tiên rút quân khỏi Hàn Quốc), do LX tẩy chay HĐBA và Trung Hoa dân quốc (lúc đó là Đài Loan) chứ không phải Trung cộng là thành viên. Sau này Trung cộng thế chỗ Đài Loan thì coi như HĐBA không ra được nghị quyết nữa, ví dụ như nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine vừa rồi, do chỉ cần 1 trong 5 thành viên phủ quyết.

Kể từ khi 2 phe đều có vũ khí hạt nhân thì các nước trong HĐBA đều tránh phải đối đầu trực diện, do nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân và thế chiến. Có 2 lần thế giới cũng suýt có thêm chiến tranh hạt nhân. Vụ việc ở Cuba, đối đầu giữa Khrushchev và Kennedy chắc nhiều người đã biết. Nhưng còn 1 vụ khác gần gũi hơn nhiều là những ngày cuối của trận Điện Biên Phủ, người Pháp đã từng đề nghị Mỹ cho ném bom nguyên tử, nhưng cả Anh và Mỹ đã không đồng ý.

Trong chiến tranh Việt Nam, nhiều người cũng thắc mắc là sao thằng Mỹ hèn, không dám đánh ra Bắc Việt. Thực ra Mỹ cũng chẳng e ngại sức mạnh quân sự của VNDCCH mà là do e ngại Trung Quốc tham chiến. Vì Chu Ân Lai đã đe dọa là Trung Quốc sẽ tham chiến như ở chiến tranh Triều Tiên, nếu Mỹ tấn công ra Bắc Việt. Đấy là chưa kể LX cũng đang hỗ trợ vũ khí cho phe CS. Nếu Mỹ đánh nhau trực tiếp với Trung Quốc thì khả năng lớn LX cũng nhảy vào.

Tương tự vậy, Trung Quốc và LX cũng tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ ở VNCH. Lính LX và Trung Quốc cũng chỉ dám lén lút bắn máy bay Mỹ ở miền Bắc (có lẽ nhiều người Việt Nam cũng không biết).

Năm 79, LX cũng không dám đánh Trung Quốc với Việt Nam dù có hiệp định tương trợ. LX chỉ có những đụng độ nhỏ ở biên giới với Trung Quốc mà thôi. Năm đó Đặng Tiểu Bình cũng khôn ngoan đánh nhanh rút gọn, ông ta tính toán trước là trong 1 tháng thì LX còn không kịp động binh thì Trung Quốc đã rút quân rồi.

Gần đây là ở Syria, Nga và Mỹ cũng tránh đụng nhau dù đều có mặt ở đó. Còn lại các trường hợp khác thì các nước lớn chỉ có võ mồm mà thôi. Mở rộng ra thì các nước có vũ khí hạt nhân cũng đều không có đánh nhau to, như Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Pakistan, dù họ cũng chẳng phải cường quốc quân sự hay kinh tế.

Chính vì để tránh đối đầu trực diện nên mới có khái niệm chiến tranh ủy nhiệm. Có lẽ Triều Tiên và Việt Nam là 2 nước bị ủy nhiệm đầu tiên giữa 2 phe trong chiến tranh lạnh. Đông và Tây Đức thì nhiều lần căng thẳng nhưng chưa đánh nhau. Trong chiến tranh ủy nhiệm thì 2 bên sẽ đánh nhau và được các nước lớn đứng sau bơm đồ hàng cho mà chiến. 

Chiến tranh Nga - Ukraine cũng vậy thôi. Không có bất cứ nước lớn nào dại dột tuyên chiến với Nga, nhưng họ vẫn có thể viện trợ cho Ukraine và/hoặc cho quân tình nguyện sang lén lút. Đó là lý do tại sao các nước lớn lại lảng tránh như vậy. Ngoài ra thì còn ràng buộc về kinh tế nữa, nên Pháp và Trung Quốc coi như đã bị loại, chỉ còn Anh và Mỹ là không bị ràng buộc kinh tế với Nga.

Chiến tranh 4.0

Cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên được diễn ra trên TV hàng ngày ở phòng khách của các gia đình Mỹ và các nước châu Âu. Vì thế nên tính ác liệt và chân thực của nó được nhân lên gấp bội. Nhất là với trận chiến Tết Mậu Thân. Đó là cái mốc cho phong trào phản chiến trên khắp nước Mỹ và châu Âu. Dân Bắc thì chưa có TV và bị bưng bít nên vẫn nghĩ là đường ra trận mùa này đẹp lắm!

Còn cuộc chiến Nga - Ukraine sẽ là cuộc chiến đầu tiên trên mạng XH, cuộc chiến 4.0, cuộc chiến truyền thông tự do, nó ác liệt hơn chiến tranh Việt Nam nhiều, vì TV thì các bên tham chiến còn dễ dàng kiểm soát nội dung. Thực tế là với cuộc chiến Iraq thì Mỹ cũng đã kiểm soát các phóng viên chiến trường. Không để tự do đi chụp ảnh quay phim kiểu Mỹ Lai hay em bé Napalm nữa. Còn mạng XH thì khó kiểm soát hơn nhiều. Đó là điều bất lợi nhất cho phe phi nghĩa, xâm lược.

Nếu Ukraine nắm được điểm yếu này của Nga, họ chỉ việc áp dụng chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân và...lai trim! Cứ 1 nhóm chiến đấu mặc đồ dân sự cần có 1 xạ thủ dùng smartphone! Hình ảnh ác liệt của cuộc chiến phi nghĩa, hình ảnh các mục tiêu dân sự bị tấn công cùng phụ nữ và trẻ em sẽ phơi bày trên Youtube, Facebook, Twitter hàng ngày, hàng giờ. Thế là phong trào phản chiến sẽ nở rộ trên khắp thế giới, bao gồm cả Nga và Trung Quốc (người ta vẫn vượt tường lửa được). Putin sẽ biến thành Hitler thôi. Nên nhớ là cuộc chiến Việt Nam còn gây tranh cãi về tính chính danh của Mỹ chứ cuộc chiến này thì Nga đã sai rất rõ ràng, chỉ lừa được bo`  đỏ Việt Nam và dân Nga thôi.

Mọi người có để ý phong trào áo vàng ở Hongkong không? Đó cũng là biểu tình 4.0 đó, sáng rực ánh sáng màn hình smartphone và camera. Nhưng ở đó chính quyền còn phá sóng dễ dàng chứ ở Ukraine thì khó hơn nhiều. Vì thế Putin mà khôn ngoan ra thì phải tấn công vào các nhà mạng trước khi tấn công trại lính! Và các nước phương Tây nên phải hỗ trợ internet vệ tinh, máy ảnh, smartphone, pin dự phòng cho Ukraine cùng với viện trợ vũ khí.

Với cuộc chiến này, chỉ cần người Ukraine giữ vững ý chí chiến đấu để duy trì cuộc chiến du kích đường phố và live stream thì quân Nga sẽ phải đàm phán rút quân sau không quá 1 tuần. Cùng lắm thì lập chiến khu ở biên giới với Ba Lan rồi chạy qua chạy lại y chang TƯ Cục miền Nam trong chiến tranh Việt Nam đóng ở biên giới Campuchia hay Khmer đỏ đóng quân ở biên giới Thái, là không bao giờ thua. Khả năng Ukraine áp dụng lối đánh của Việt Nam là cao. Hãy nhìn bức ảnh có chữ Việt Nam bằng tiếng Ukraine. Người Mỹ đã sai khi dự báo là Ukraine sẽ thua sau 72h.

Dương Quốc Chính

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo