Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHÌN LẠI 2 HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ GIỮA VIỆT NAM - LIÊN XÔ VÀ VIỆT NAM - NGA

NHÌN LẠI 2 HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ GIỮA VIỆT NAM - LIÊN XÔ VÀ VIỆT NAM - NGA Ngày mai (14/3) là kỷ niệm ngày mất đảo Gạc Ma vào tay bọn xâm lược ...

NHÌN LẠI 2 HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ GIỮA VIỆT NAM - LIÊN XÔ VÀ VIỆT NAM - NGA

Ngày mai (14/3) là kỷ niệm ngày mất đảo Gạc Ma vào tay bọn xâm lược "nước ngoài". Mình lục lại cho anh em xem các văn kiện về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô, Việt Nam và Nga.

Năm 1978, trong bối cảnh bị TQ ép phải chọn 1 trong 2 anh, Việt Nam đã ký HĐ Hữu nghị và hợp tác với LX, trong đó có điều 6:

“Hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng có liên quan đến lợi ích hai nước. Trong trường hợp một trong hai Bên bị tấn công hoặc bị đe dọa tiến công thì hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”

Hiệp ước này có hiệu lực 25 năm, tự động gia hạn mỗi 10 năm, nếu không có bên nào muốn từ bỏ nó. Có nghĩa là đến năm 1988 thì hiệp định này vẫn còn giá trị, mới được nửa thời hạn. Nhưng khi Gạc Ma bị tấn công, hải quân LX vẫn án binh bất động ở căn cứ Cam Ranh rất gần đó. Bọn nước ngoài nó coi hiệp định này như tờ giấy lộn vẫn cứ đánh và chiếm đảo của Việt Nam.

Đến khi LX sụp đổ thì hiệp định này vẫn còn hiệu lực trên lý thuyết nhưng thực tế 1 bên tèo cmnr nên không thực hiện được. Việt Nam bơ vơ 3 năm, năm 1994 mới ký 1 hiệp định khác nhằm thay thế cái ký năm 1978, với Nga. Chính cái này đã khóa mồm Việt Nam vụ bỏ phiếu phản đối Nga tấn công Ukraine vừa rồi. Trong đó có điều 3:

“Hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ trao đổi ý kiến với nhau với các cấp độ khác nhau về tất cả các vấn đề quan trọng có liên quan đến lợi ích hai nước và thực hiện những sự tiếp xúc qua con đường ngoại giao. Không Bên nào trong hai Bên sẽ ký kết với nước thứ ba những hiệp ước, hiệp định hoặc có các hành động xâm hại đến chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Bên kia. Trong trường hợp xuất hiện tình huống, theo ý kiến của một trong hai Bên, sẽ tạo ra nguy cơ đối với hòa bình và an ninh quốc tế, có thể kéo theo những phức tạp quốc tế, hai Bên sẽ ngay lập tức tiếp xúc với nhau để tham vấn nhằm ngăn chặn nguy cơ đó”.

Tuy nhiên, TT Putin lại công khai ủng hộ lập trường của TQ trên biển Đông vào ngày 5/9/2016, có nghĩa là đã vi phạm điều 3 kể trên (xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam).

Cũng căn cứ điều 3 này, khi Nga xâm lược Ukraine lẽ ra Việt Nam phải gặp gỡ Nga để bàn bạc ngăn chặn điều đó (câu cuối) vì việc Nga tấn công Ukraine là làm ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế! Như vậy là cả 2 nước cùng vi phạm điều 3, vì Việt Nam bỏ phiếu trắng, không bàn bạc với Nga để ngăn chặn điều đó.

Mình nói có sách mách có chứng, dẫn nguồn từ Tạp chí CS cho bo` đỏ nó đỡ húc đó nhé. Chúng mày đọc đến đây đã sáng mắt sáng lòng về mối quan hệ thủy chung son sắt giữa Việt Nam và Nga chưa?

Dương Quốc Chính









Không có nhận xét nào