Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Brian Wu - Về sử miền Nam - Cái chết của tướng Trần Đại Định thời chúa Nguyễn Đàng Trong

Về sử miền Nam - Cái chết của tướng Trần Đại Định thời chúa Nguyễn Đàng Trong Mà ai khi đọc sử miền Nam, cũng đều thán tán về việc ng...

Về sử miền Nam - Cái chết của tướng Trần Đại Định thời chúa Nguyễn Đàng Trong


Mà ai khi đọc sử miền Nam, cũng đều thán tán về việc ngài Trần Đại Định mất sao mà oan ức quá.  Là con trai của ngài Trần Thượng Xuyên, ngài Trần Đại Định là một vị tướng trẻ hết lòng vì nước, mà lại bị vu oan và mất trong ngục chỉ trong 12 đêm, thật còn gì đau lòng hơn ?  Người miền Nam mình vốn trọng anh hùng mà.

Thế nhưng mình suy gẫm lại, thì thấy ngài Trần Đại Định hình như mất không oan chút nào, bạn ạ.  Bạn xem:

1. Ngài nối nghiệp cha, cầm quân Long Môn người Tàu, oai danh lẫy lừng.

2. Ngài lại lấy em / chị gái của ngài Mạc Thiên Tứ, vị đô đốc Hà Tiên 50% người Tàu đầy hoài bão, mà nếu bạn đọc kỹ sử, thì Hà Tiên lúc ấy như một chư hầu, chứ không là một trấn thuộc xứ Đàng Trong.  

3. Quốc vương Chân Lạp vừa đánh thua, dâng ngay hai vùng Mỹ Tho / Vĩnh Long cho Đàng Trong hay cho ai đó thuộc Đàng Trong, công ngài đứng đầu.

Vậy khi đó hay vài năm sau, nếu mà ngài Trần Đại Định hợp binh cùng anh / em vợ, tức ngài Mạc Thiên Tứ, ép luôn triều Chân Lạp theo mình, cả 3 cùng đánh Đàng Trong, chiếm cả miền Nam, dựng giang sơn, bắt tay với Xiêm La, đánh từ hai mặt Tây và Tây Nam, ép Đàng Trong, thì rốt cuộc sẽ ra sao nhỉ ?  Bạn nghĩ 3 phe này mà hợp lại, cùng với Xiêm La, có loạn hơn vụ Hoàng Tiến năm 1688 không ?

Có khi chúa Nguyễn đã ra tay cao hơn, bắt cọp và giết ngài ngay sau khi đánh bại quân Chân Lạp, để trừ hậu họa.  Và ngài Mạc Thiên Tứ chỉ ngậm ngùi mà không dám than phiền mà thôi.  Giết ngài Trần Đại Định, mang tiếng là tiểu nhơn, nhưng trừ bao nhiêu hậu họa bạn nhỉ ? 

Nên bạn thấy đó, nếu chúa Nguyễn mà để ngài Trần Đại Định tiếp tục leo thang trong binh nghiệp, nắm một số lượng quân Long Môn hơi nhiều, lại được Chân Lạp thần phục, rồi lại có anh / em vợ là Mạc Thiên Tứ, lúc nào cũng muốn tạo dựng giang sơn cho riêng mình, không chừng chỉ vài năm, 2 ngài lật luôn chính quyền Đàng Trong thì sẽ ra sao nhỉ ? Lúc bấy giờ, ngài Trần Đại Định coi bộ có đủ thiên thời, địa lợi, nhơn hòa gấp cha ngài là ngài Trần Thượng Xuyên hơi nhiều, đúng không bạn ? 

Theo 36 kế binh pháp, trường hợp của chúa Nguyễn áp dụng vào ngài là kế Tá đao sát nhân, bạn nhỉ ? 

Sau này, ta lại thấy có một vị vua khác nước ta, cũng hành động giống vậy.  Đó là vua Quang Trung diệt Vũ Văn Nhậm chốn Thăng Long, sau khi họ Vũ diệt cống Chỉnh, dẹp họa Bắc loạn.

Và sau nữa, thì có chúa Nguyễn Ánh giết tướng Đỗ Thành Nhơn trừ hậu họa.

Nhưng theo mình, chúa Nguyễn Ninh Vương cao tay hơn các vị kia, vì chúa Ninh còn tỏ ra thương tiếc, truy tặng thụy hiệu, và cho sử chép lại về ngài Trần Đại Định như 1 vị anh hùng.  Vậy đúng là hành động của một vị quốc vương bạn nhỉ ? Ai nói là tiểu nhơn ? 

Mà, nếu bạn vẫn còn ngờ vực, thì mình lại xin nêu thêm vài điều để bạn suy gẫm:

1.  Theo sử nước ta, thì Thống suất Trương Phước Vĩnh ở Gia Định mật tâu về triều đình tại Quảng Nam đổ tội cho ngài Trần Đại Định.  Mà nếu đã là mật tâu thì làm sao mà ngài Trần Đại Định lại biết, để mà giong thuyền từ Gia Định ra Quảng Nam để gặp Chúa giải bày oan ức nhỉ ?

2. Mà còn kỳ ngộ hơn, là ngài Trần Đại Định ở Gia Định, có anh / em vợ là ngài Mạc Thiên Tứ, 2 ngài oai danh lừng lẫy cả miền Nam, sao ngài Trần Đại Định không lui về Hà Tiên dựa hơi bên vợ để vượt cơn can qua, mà lại một mình chèo thuyền về Quảng Nam làm chi nhỉ ? Ngài tướng giỏi cầm binh, chẳng lẽ chả biết là mình chui đầu vòi rọ sao ? Có tướng nào xưa nay bỏ hết quân binh, vây cánh, bỏ luôn bên vợ đầy quyền uy, chèo thuyền tự mình về triều, chui vào rọ, kêu oan cho mình chưa nhỉ ? 

3. Rồi sử ta còn ghi lại câu nói rất oai hùng của ngài khi trên thuyền.  Đó là câu "Cha ta là Thượng Xuyên công nhờ ân dày của triều đình ... nếu mình không về triều đình bày tỏ, tất là có tội phản nghịch, thì sự nghiệp của tổ tông khác gì núi đổ thành hang hốc, chẳng những làm tôi bất trung mà làm con cũng bất hiếu, còn mặt mũi nào đứng giữa trời đất nữa".  Nhưng mình lại thắc mắc, là ai đã kể lại cho các sử quan vậy nhỉ ? Ngài Trần Đại Định đã chém đầu người em trai họ ngay tức khắc sau khi nói câu này, vậy ai là nhân chứng cho câu này? Nếu ta nói đây là từ lời khai của ngài khi trong ngục, thế chẳng há là nực cười là, không hiểu ngài đã khai làm sao trong ngục, mà các sử quan nước ta, ngày nay chỉ chép lại được câu ấy trong lời khai của ngài ?  

4.  Hơi bất ngờ hơn nữa, là sự chèo thuyền từ Gia Định ra Quảng Nam chắc cũng phải cả tháng chứ chẳng chơi, thế trong cả tháng ấy không nghe ai nói về việc chúa Nguyễn có tra cứu gì về việc vu oan này không nhỉ ? 

5.  Và bạn mà đọc kỹ sử, thì thấy thời bấy giờ, nếu một người từ Gia Định mà chèo ra Quảng Nam, chắc phải qua một loạt các đồn hải quân của quân chúa Nguyễn, ví dụ phải qua các đồn trại thủy quân ở dinh Bình Khang chẳng hạn, tức khúc Nha Trang / Khánh Hòa, mà thời này hải quân chúa Nguyễn rất mạnh theo sử.  Nên không hiểu làm sao mà ngài Trần Đại Định lại chèo thuyền nhẹ nhàng như đi dạo chơi, chèo một lèo từ Gia Định ra Quảng Nam mà không thấy có hải quân nào của chúa Nguyễn dọc đường bắt lại nhỉ ? Hay là hải quân xứ Đàng Trong lỏng lẻo,  hoặc giả người ta đã truyền miệng nhau và cho ngài cứ thong thả chèo thuyền ra luôn tới Quảng Nam mà không ai bắt lại chăng ? 

6. Rồi đùng một cái, ngài ngồi trong ngục, uất hận, đến ngày 12 chết oan uổng.

7. Rồi sau đó, chúa Nguyễn được tin do tướng Nguyễn Cửu Triêm khai là ngài Trần Đại Định bị vu oan, nên tiếc thương, truy tặng thụy hiệu, phong tước, và cách chức tướng Trương Phước Vĩnh.

8. Và ngày nay, người miền Nam mình thương cho một vị tướng bị mất oan uổng.

Thế theo bạn, với những điều mình nêu trên, ngài Trần Đại Định có mất oan uổng không ? 

Hay là chúa Nguyễn an bài xong vụ này, cười cười, rồi lại "khóc hết nước mắt", sai truy điệu một vị tướng quân trẻ, rồi nhờ sử quan nước ta đem hết lỗi đổ lên tướng Trương Phước Vĩnh.  Thuyết này có khuyết điểm gì không bạn ? 

Có bao giờ bạn đọc sử, đoạn về ngài Trần Đại Định, và nghĩ vậy chưa ?

Hay bạn vẫn còn đang thương tiếc cho ngài Trần Đại Định bị mất oan uổng, và nghiến răng cho sự nhỏ nhen ích kỷ của tướng Trương Phước Vĩnh ?

Mời bạn cứ thoải mái phản luận.

Cheers,

Brian

P.S:  Hình là bài vị của ngài Trần Đại Định tại chùa Thanh Lương, Biên Hòa, diễn âm "Phụng Vị Hiển Khảo Tương Mẫn Tổng Binh Định Viễn Hầu Thứ Công Phủ Quân Thần Vị", tức là thần vị thờ cha là người ông / con thứ 2, (nguyên) là Tổng Binh Định Viễn Hầu thụy Tương Mẫn.

Không có nhận xét nào