Sau rất nhiều lần mắc “sai lầm” trong chặng đường chứng minh cho trường hợp cuối cùng, tới lần thứ 6, một con số hoàn hảo, tôi mới hoàn thiệ...
Sau rất nhiều lần mắc “sai lầm” trong chặng đường chứng minh cho trường hợp cuối cùng, tới lần thứ 6, một con số hoàn hảo, tôi mới hoàn thiện được lời giải (hoàn toàn sơ cấp) đối với giả thuyết KHÔNG TỒN TẠI SỐ HOÀN HẢO LẺ tồn tại từ thời Hy Lạp cổ đại cách đây đã hơn 3.000 năm. Người tiến xa nhất trong các nghiên cứu và đưa ra lời giải là nhà toán học lừng danh Euler, nhưng còn bỏ ngỏ nhiều trường hợp lớn mà chưa thể giải quyết được toàn vẹn vấn đề.
Tôi đã điên rồ miệt mài làm công việc mà thế giới bỏ quên và không còn bận tâm gì đến nó nữa, bằng một niềm đam mê đến mức ngây thơ cũng như với một lượng kiến thức hời hợt và sơ sài nhất.
Tôi đã gửi lời giải tới Tạp chí Pi, thuộc Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, nơi làm việc của các chuyên gia hàng đầu về toán học như Gs Hà Huy Khoái, Gs Ngô Bảo Châu, Gs Trần Văn Nhung, PGs Lê Anh Vinh, Ts Trần Nam Dũng, Ts Nguyễn Khắc Minh và các chuyên gia toán học danh tiếng khác để kiểm tra và nếu có thể, sẽ đăng bài trên Tạp chí Pi (một chuyên san quốc nội của Việt Nam) để mọi người cùng đọc. Cùng với đó, tôi đính kèm một lá thư viết tay ngắn ngủi để gửi lời cảm tạ chân thành và sâu sắc cũng như sự trân trọng đặc biệt của tôi tới những người làm toán, mà thực sự vai trò của lĩnh vực này có tầm quan trọng vô cùng lớn trong việc quyết định tới sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày nay vươn xa hơn nữa là khoa học vũ trụ (bao gồm cả vật lý lý thuyết).
Chia sẻ cùng tất cả mọi người yêu thích toán học, nhất là về những con số và từ đó có thể trao đổi hay phản bác để tìm ra những kẽ hở mà tôi, với tri thức vô cùng hạn hẹp, có thể đã bỏ sót hoặc chưa suy xét được tới tận cùng vấn đề một cách thấu đáo nhất.
Bởi tôi luôn không tin và hoàn toàn không thể nào tin tưởng rằng lời giải của tôi có thể đúng đắn và đầy đủ theo một cách giản đơn đến thế, vì chẳng lẽ, toán học và một giả thuyết lớn nhường ấy của thế giới, có thể nào lại dành cho một người kém trí tuệ như tôi lĩnh hội và đưa ra được?
——————
Đây là bản lời giải lần thứ 5 mà còn mắc một lỗi nhỏ, bản mà tôi đã gửi từ cuối tháng 11/2017 tới Viện nghiên cứu cao cấp về toán để các chuyên gia thẩm tra, trong đó tôi cũng gửi cho anh bạn tiến sỹ ở Úc cùng tham khảo và góp ý. Và hôm nay, ngày 19/01/2018, tôi đã gửi lại bản sửa hoàn chỉnh nhất (lần 6) tới Tạp chí Pi.
Không có nhận xét nào