Những lãnh đạo CS Việt Nam đời đầu được thời nắm quyền chỉ nhờ một thời khắc lịch sử. Thời tranh tối tranh sáng, gian ác lên ngôi nên đám ...
Những lãnh đạo CS Việt Nam đời đầu được thời nắm quyền chỉ nhờ một thời khắc lịch sử. Thời tranh tối tranh sáng, gian ác lên ngôi nên đám ô hợp gian ác và thủ đoạn sẽ thắng thế. Đây là thời điểm đặc trưng chưa chắc gì ngàn năm đã có một lần. Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam cũng từ điểm rơi có một không hai đó.
Chúng ta cần phải phân biệt thật rõ ràng. Mẫu người đoạt ngôi tranh quyền hoàn toàn khác bậc trí tuệ của thời kỳ thái bình thịnh trị. Nhà Hậu Lê được dựng nên từ Lê Lợi, một mẫu người uy dũng lập nên cơ đồ, bản thân ông xuất thân từ tầng lớp phú hào, ăn to nói lớn không ngại đối đầu khốc liệt. Tương tự như vậy thì Nguyễn Hệ cũng vậy, ông ta xuất thân là tay anh chị dám đối đầu sinh tử với đối thủ. Mẫu người đó là mẫu người dựng nên cơ đồ chứ chưa chắc đủ sức làm cho xã hội thái bình thịnh trị. Con người thích hợp cho thái bình thịnh trị mẫu mực trong lịch sử Việt Nam đó là vua Lê Thánh Tôn.
Nói đến điều đó để chúng ta thấy rằng việc đoạt quyền lãnh đạo đất nước từ lúc giao thời 1945, thì không tổ chức chính trị nào thích hợp hơn ĐCS mà gắng liền với nó là tên tuổi nhân vật Hồ Chí Minh. Nhưng để lãnh đạo đất nước thì ĐCS là lựa chọn tồi nhất của lịch sử dành cho Việt Nam. Sự bi thương của dân tộc này đã kéo dài 72 năm, nó bắt nguồn từ một thời khắc lịch sử. Đó là thời khắc chín muồi để sự tàn bạo lên ngôi và nắm được sự cai trị lâu dài.
Năm 1945 là thời điểm đặc biệt, khi đó bàn cờ thế giới đổi thế đổi chiều rất nhanh. Chỉ trong riêng năm này Nhật Bản chuyển thế đế quốc hùng mạnh bỗng chốc thành kẻ bại bại trận, Pháp còn bận giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Nazis Đức trên quê nhà. Cả 2 đế quốc yếu hẳn, khoảng trống quyền lực được tạo ra. Đấy là cơ hội cho thế lực chính trị nội địa nổi lên lấp vào.
Trước khi rút, Nhật Bản đã kịp chuyển giao cho Trần Trọng Kim rồi rút nhanh. Thông thường, một chính phủ được chuyển giao từ chính quyền đế quốc chiếm đóng sang chính quyền dân sự của người bản xứ cần có thời gian bảo hộ, đến khi chính quyền địa phương mạnh mẽ rồi rút. Nhưng vì quốc gia bại trận, Nhật không thể làm thế.
Còn về thủ tướng Trần Trọng Kim, ông là một học giả, một nhà tư tưởng, thích hợp để hoạch định chính sách phát triển đất nước hơn là mẫu người mưu mô thủ đoạn để tranh đoạt quyền lực như Hồ Chí Minh. Lúc này là thời tao loạn, là thời của Hồ Chí Minh chứ không phải thời của Trần Trọng Kim. Và kết quả là xảy ra vụ cướp chính quyền từ tay Trần Trọng Kim của chính quyền CS do Hồ Chí Minh cầm đầu, mà nay CS gọi là Cách Mạng Tháng Tám. Xin nói rõ rằng CMTT là sự cướp chính quyền từ tay chính phủ của người Việt chứ chẳng có đánh đổ 2 đế quốc mà giành lấy như CS rêu rao.
Còn về nhân vật Hồ Chí Minh, ông ta mưu mô thủ đoạn thâu tóm quyền lực chứ quyết không muốn ngồi cùng mâm với các thành phần chính trị khác để xây dựng đất nước. Sau khi thâu tóm quyền lực vào năm 1945, một năm sau đó Chính Phủ Lâm Thời Cách Mạng được thành lập có cả thành phần ngoài ĐCS, và Quốc hội đầu tiên thành lập với thành phần ngoài ĐCS cũng không ít. Các đảng phái chính trị khác hăng say sẵn sàng ngồi cùng mâm trong chính quyền lâm thời để cùng chia sẻ trách nhiệm xây dựng đất nước. Nhưng ngược lại, ĐCS lợi dụng suy nghĩ đó của các đảng phái để gộp chung trứng vào một rổ rồi đập vỡ sạch trơn, đó là lý do tại sao ĐCS độc chiếm nhà nước về sau này.
Điều nguy hiểm nữa ở ĐCS và Hồ Chí Minh là trọng dụng kẻ dũng tướng vào việc quản trị đất nước. Điều này nó đưa đến một sự khốn cùng không lối thoát cho đất nước về sau.
Như tôi đã nói, mẫu người tranh quyền đoạt lợi thời tao loạn khác mẫu người quản trị đất nước thời thái bình thịnh trị. Dũng tướng giỏi chém giết sa trường thì không thể mặc định ông ta cũng điều hành đất nước giỏi. Chính vì lẽ đó mà Nelson Mandela có uy tín rất lớn, là nhà đấu tranh tài ba nhưng làm tổng thống một nhiệm kỳ. George Washington hay Winston Churchill cũng vậy, không mặc định vì công lao chiến đấu mà độc quyền lãnh đạo đất nước, tất cả đều phải chứng minh cho dân biết và tin tưởng rằng mình đủ sức lãnh đạo được đất nước.
Đất nước không phải trả công cho ai bằng quyền lực suốt đời cả. Chuyện này là bất khả nhường, nếu phá vỡ nguyên tắc này đất nước sẽ tan hoang. Cũng vì thời khắc lịch sử đặc thù, khoảng trống quyền lực được tạo ra mà kẻ cơ hội nhảy vào độc chiếm và thiết lập quy tắc cai trị kiểu sở hữu quyền lực vĩnh cửu. Họ đặt ra quy tắc quái đản, họ dựa công trạng quá khứ hay thậm chí dựa vào công trạng bố mẹ và ông bà để được ưu tiên nắm giữ quyền lực. Chính vì lẽ đó mà đã tạo ra cảnh lãnh đạo ngu dốt tràn lan như hôm nay. Hoàn cảnh lịch sử, 1945 là một khắc lịch sử trăm năm gánh họa.
Cho nên mong sao Việt Nam đừng rơi vào thời khắc lịch sử tương tự, tức một khắc lịch sử đã quyết định số phận đất nước một giai đoạn lịch sử lâu dài. Nhưng nếu một thời khắc lịch sử có xảy ra cho hôm nay thì họa sẽ là ngàn năm chứ không phải trăm năm như trước đây 72 năm. Đó chính là họa mất nước. Dân tộc này không biết nắm bắt lịch sử cách đây 72 năm và hiện nay cũng vẫn thế, không có dấu hiệu nào cho thấy họ sáng suốt hơn. Rất đáng lo.
Không có nhận xét nào