Bình thường, tôi không comment lại cho các bạn trên stt chính của tôi. Nhưng vừa qua, bạn Nguyen Hong Minh đã viết comment phản biện dài và...
Bình thường, tôi không comment lại cho các bạn trên stt chính của tôi. Nhưng vừa qua, bạn Nguyen Hong Minh đã viết comment phản biện dài và nhiều ý nghĩa . Cho nên lần này tôi xin phép comment lại tại stt chính của tôi. Nội dung hơi dài. Xin được lượng thứ và thông cảm của các bạn.
(Dưới đây là Comment của bạn )
Tôi vừa nghe bản giao hưởng số 3 của Beethoven "Eroica".
Một bản nhạc cho chúng ta suy nghĩ đâu là dân chủ, đâu là nhà nước pháp quyền, bản nhạc này Beethoven đã ca ngợi Napoleon một cách mù quáng. Sau đó một gian, Napoleon dùng đủ quyền lực trong tay để xoá nền cộng hoà lên ngôi hoàng đế 1 cách chính danh. Và Beethoven đã xé tan bản nhạc, vì đã cảm thấy thất vọng và xấu hổ khi mình ca ngợi 1 cách mù quáng vì góp phần đưa Napoleon lên ngôi.
Câu chuyện của ông DL# cho chúng ta một duy ngẫm, các nhóm tha hoá dùng đủ mọi cách, đủ các hình thức để ép buộc để thay đổi các quy định, chủ trương của BCT, của nhà nước theo ý đồ của họ trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế, khi hệ thống luật pháp chưa hoàn hảo: các văn bản pháp luật, các cơ quan tố tụng, thực thi pháp luật... trong giai đoạn hoang sơ và hỗn mang. Hậu quả họ làm kệt quệ nguồn lực quốc gia, bần cùng hoá người nghèo...
Lúc này các hệ thống pháp luật ko thể điều chỉnh chặn đứng của nhóm tài phiệt do vậy ko thể xét xử công bằng đứng trên hệ giá trị pháp luật phương Tây.
Để lấy lại niềm tin của dân chúng đối với nhà nước nhà và duy trì quốc gia, chúng ta cần có bàn tay sắt để hành động quyết liệt, đôi khi ko thể đáp ứng đủ 100% theo hệ giá trị pháp luật phương Tây...
(Dưới đây là comment lại của tôi.)
Cảm ơn anh, tôi xin trả lời comment của anh như sau.
1, Trước hết,tác giả comment trên (sau đây gọi là tác giả) cần phải làm rõ ý nghĩa cũng như căn cứ sự tồn tại của "pháp luật phương Tây". Tác giả không nên sử dụng một khái niệm mơ hồ, chưa giải thích rõ về khái niệm nội hàm của nó .
2, Trong mọi trường hợp. kể cả đối với bất cú vụ án nào, chúng ta nói chuyện về việc áp dụng pháp luật thực định của Việt Nam. Pháp luật thực đinh được tồn tại trên đỉnh cao là Hiến pháp. Công ước quốc tế (nếu có), văn bản qui phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật để ra do Quốc hội là cơ quan cáo nhất,
3, Những người chủ truong về nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật cũng chỉ chủ trương việc đề cao việc tuân thủ các nguyên tắc, qui phạm pháp lý được qui định, được diễn giải từ các nguồn pháp luật thực đinh được tồn tại trong hệ thống pháp luật của quốc gia Việt Nam như được mô tả như trên.
4. Do vậy, Ở đây không có “pháp luật phương tây” nào được áp dung tại Việt Nam, Vậy mà tác giả nói về sự tồn tại của “pháp luật phương tây” , thì chúng ta có thể hiểu rằng tác giả đang nhìn thấy hình bóng của con ma nào đó trong giác mơ ban đêm mà tưởng rằng ma nó có tôn tại thực trong ban ngày. Đồng thời, chúng ta hiểu rằng ở Việt Nam không có người náo đang chủ trương việc áp dụng “pháp luật phương tây” vào Việt Nam thay cho việc áp dụng hệ thống pháp luật thực định của Việt Nam.
5, Theo đó, việc tác giả nói theo từ ngữ “pháp luật phương tây” chỉ là những cách nói không liên quan đến pháp luật, mà chỉ nói về những thứ gì đó bên ngoài pháp luật.
6, Tác giả comment trên nói; "Nhóm tha hoá dùng đủ mọi cách, đủ các hình thức để ép buộc để thay đổi các quy định, chủ trương của BCT, của nhà nước theo ý đồ của họ trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế, khi hệ thống luật pháp chưa hoàn hảo: các văn bản pháp luật, các cơ quan tố tụng, thực thi pháp luật... trong giai đoạn hoang sơ và hỗn mang. Hậu quả họ làm kệt quệ nguồn lực quốc gia, bần cùng hoá người nghèo...”
Cách mô tả tình hình này của tác giả đang theo một góc nhìn chính trị nào nhát định, đúng trên một lập trường chính trị nhất định. Trong khi đó, những người có tầm nhìn khác, lập trường tư duy khác lại sẽ mô tả theo góc nhìn khác không giống tác giả.
Tóm lại, tác giả đang nói về một góc nhìn chính trị, và biểu đạt quan điểm chính trị của mình.
7, Tác giả nói rằng không thể áp dụng “pháp luật phương tây”. Như tôi đã nói ở trên đây là môt ý nghĩ không thực tại, bởi chúng ta có hệ thống pháp luật Viêt Nam. Ngay cả tôi và rất nhiều người bình luận và vụ án ĐL# đều chỉ dựa và theo hệ thóng pháp luật thực định của Việt Nam mà thôi.
8,Tác giả nói “ Để lấy lại niềm tin của dân chúng đối với nhà nước nhà và duy trì quốc gia, chúng ta cần có bàn tay sắt để hành động quyết liệt, đôi khi ko thể đáp ứng đủ 100% theo hệ giá trị pháp luật phương Tây...”
Dựa theo những gì tôi đã giải thích và diễn giải như trên, ý chính của tác giả có thể được hiểu rằng; “Chúng ta không nên áp dung pháp luật , nếu có giá trị chính trị, mục đích chính trị nào cao hơn. Giá trị chính trị cao hơn sẽ áp đảo tất cả mọi yếu tố kể cả pháp lý”
9, Trên bài stt ‘ Nguy kịch" ,tôi đã viết rằng “Tình hình hiện nay dường như là phe này phe kia đều chủ trương về việc không cần phải tuân thủ pháp lý. Dù hai phe này luôn đối lập nhau về tư duy hay lập trường, nhưng lại vô tình nhất trí với nhau về tình huống là không cần tuân theo pháp lý.” Có thể nói, dường như stt của tác gỉa comment trên đang hoan nghiên trình trạng nguy kịch này.
10. Nếu xã hội chúng ta hoan nghênh tình trạng nguy kịch như vậy, thì cái còn lại sau nguy kịch sẽ là tình trạng đấu tranh vũ lực vô pháp giũa các phe phái bất chấp mọi qui pham pháp luật kể cả pháp luật Việt Nam.
11, Napoleon là con người đã tồn tại thực, trong khi đó “pháp luật phương tây” chỉ là khái niệm do tác giả sử dung một cách mơ hồ và không thực. Chúng ta có thể lấy thật và hư để so sanh với nhau?
Đồng thời, Napoleon là người làm cách mạng, cách mạng nói chung cần bất chấp ít nhiều pháp luật thực định tồn tại thời điểm đó, Còn lại ở Việt Nam bây giờ đang tồn tại hệ thống pháp luật Việt Nam. Nếu tác giả đang chủ trương việc không phải tuân theo pháp lý nếu giá trị chính trị, mục đích chính trị cao hơn pháp lý. Vậy chính tác giả đang mong muốn cuộc diễu hành của Napoleon phải chăng?
Không có nhận xét nào