Về bài viết Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1000 năm Bắc thuộc của tác giả Nguyễn Hải Hoành Mà bạn có thể đọc tại đây >> http:/...
Về bài viết Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1000 năm Bắc thuộc của tác giả Nguyễn Hải Hoành
Mà bạn có thể đọc tại đây >> http://nghiencuuquocte.org/2015/09/07/viet-nam-khong-bi-dong-hoa-1000-nam-bac-thuoc/.
Bạn đã đọc nó chưa ? Mình đã đọc, và cảm thấy bức xúc lắm.
Càng bức xúc hơn nữa, khi nghe chú nói là tác giả Nguyễn Hải Hoành đã 90 tuổi, là cháu cụ Thiều Chửu. Vậy mình cần gọi tác giả Nguyễn Hải Hoành là bác.
Nhưng các điều bác viết trong bài này, nó đầy lỗi logics và đầy sự thủ dâm dân tộc trong ấy.
Mình sẽ viết một bài phê bình bài nay sau này khi cần.
Ở đây, mình muốn bác biết, mình rất ngạc nhiên, nếu bác muốn tranh luận về ngôn ngữ, thì làm sao mà bác có thể viết "Đúng thế. Thí dụ từ 社會, người Anh biết Hán ngữ đọc shưa huây, người Anh không biết Hán ngữ khi nghe âm đọc ấy sẽ chẳng hiểu gì; còn người Việt biết Hán ngữ đọc "xã hội", người Việt không biết Hán ngữ nghe đọc sẽ hiểu ngay nghĩa của từ; âm "xã hội" thuận tai, dễ đọc dễ nhớ hơn âm shưa huây. Rõ ràng cách đọc Hán-Việt thật tiện lợi cho người Việt. Trong bài sau, chúng tôi sẽ nói thêm về vấn đề này.".
Brian xin bác, người Anh nào không biết tiếng Hán, bác có đọc ra sao họ cũng chả hiểu 社會 hay shưa huây hay xã hội hay gì đấy, là gì, vì họ có biết ngoại ngữ ấy đâu mà biết người ta đang đọc gì. Ngay cả tiếng Việt mà bác nâng lên như là một ngôn ngữ đẳng cấp #1 thế giới, bản thân bác, một người Việt, có đọc cụm từ "xã hội" cho một người Anh không biết tiếng Việt, thì vị người Anh này cũng chả hiểu "xã hội" có nghĩa là gì đâu bác ạ. Mà nếu bác chỉ cần đọc society thì người Anh ấy chả cần hiểu tiếng Việt, tiếng Hán, người ấy cũng hiểu 社會 với nghĩa society là gì đấy bác. Nên bác muốn so sánh, bác phải so sánh người biết một ngoại ngữ nghe có hiểu ngoại ngữ ấy không, chứ làm sao mà bác có thể ép buộc một người không biết ngoại ngữ, sẽ hiểu cách phát âm ngoại ngữ ấy nghĩa là gì ? Thật vô lý. Thì 社會 trong Hán Việt là xã hội, đọc lên người Việt hiểu, thì 社會 trong tiếng Anh là society đọc lên người Anh hiểu, đó là lẽ thường tự nhiên, không hiểu làm sao mà bác lại làm việc tréo cẳng ngỗng đem shưa huây đọc lên cho người Anh để mà họ hiểu ? Ngay cả khi bác đọc shưa huây cho người Việt, người Việt cũng không hiểu đấy bác ạ, chứ đừng nói là người Anh.
Mà không chừng, bác đem cụm từ "xã hội" của bác đọc cho một đứa trẻ Việt sinh đẻ ở Mỹ, nó không hẳn biết "xã hội" là gì bác nhỉ ? Nhưng bác đọc cho nó society, nó sẽ hiểu ngay.
Nên sự so sánh của bác thật khập khễnh, và Brian đọc xong, mà tưởng bác chưa hề được đi học đàng hoàng đấy. Thật, bác mà đi học đại học, Brian đã đánh bác rớt ngay tức khắc, vì sự so sánh như vậy cho thấy, bác chưa hề bao giờ biết phép so sánh là gì cả. Hoặc giả bác cứ so sánh bậy ra đấy vì bác đã quen sống trong một xã hội vàng thau lẫn lộn, coi thường cả giới trí thức có ăn học. Bác viết mà cứ như cho bọn bình dân học vụ đọc, chứ không phải cho hạng trí thức như Brian đọc. Bác so sánh vậy, thật thua cả trẻ con.
Mà đáng ngại nữa, là bác xem, tiếng Hán Việt ta nào có phải 100% đọc lên là hiểu liền như cụm từ xã hội mà bác nêu đâu. Đây, mời bác, xin bác giải nghĩa khi một người đọc từ Hán Việt "Long" cho bác ạ ? Theo bác, Long có phải là rồng không ? Hay là sự thịnh vượng ? Thế nếu 1 người chỉ đọc từ Hán Việt Long, bác có đoán được Long ấy là Long gì không ?
Và khi qua Hán Nôm, một người đọc "tối", bác có biết "tối" gì không ? Tối mật hay là tối đen ? Tối dạ hay là tối cao ? Bác có đoán được "tối" là gì không ?
Và đáng buồn hơn, bác ạ, trong tất cả các trường hợp văn từ Hán Việt, khi một người Việt đọc một đoạn văn Hán Việt mà không có Hán tự theo kèm, người Việt ấy hoàn toàn mù tịt hay chỉ đoán mò ý đoạn văn ấy thôi nhé, chứ chả hề có việc thuận tại, dễ nhớ gì như bác chủ quan nêu lên cả. Đây, mời bác "Văn quĩ hỗn đồng, quan thành yến bế, dục sử mãng thưởng giai thành lư diêm, manh lệ tất vi biên hộ, tang ma ế dã, yên hỏa tương vọng, dữ ngụ huyện tịnh tê phú ân chi thạnh". Bác cứ tự nhiên đem đi mà hỏi một người Việt bình thường xem họ có hiểu không ạ.
Mà nếu các trường hợp trên đều đúng, bác thôi đi việc khen Hán Việt là "một thành tựu văn hóa vĩ đại." nhé bác.
Và đáng buồn hơn nữa, bác lại còn nhận định "Người không biết chữ cũng có thể học truyền miệng các tác phẩm ngắn có vần điệu, như Tam Thiên Tự". Đọc câu này mà Brian thật buồn, vì người không biết chữ, họ học Tam Thiên Tự để làm gì hả bác ? Có ai dùng Hán ngữ dạng văn nói bình dân đâu mà người không biết chữ nên học Hán ngữ truyền miệng ? Bác ơi, người ta lập ra Tam Thiên Tự là để cho trẻ học chữ Hán hiểu từ Hán ấy trong tiếng Việt ta là gì đấy, chứ không là để hạng mõ làng dốt không biết chữ, mà học chữ Hán để mà nói chuyện với nhau thường ngày đâu bác.
Và mỗi dẫn chứng của bác trong ấy, đều đầy lỗi lẫn đầy sự chủ quan trong ấy.
Và Brian rất ngạc nhiên không thấy ai phản luận bác. Bác đã viết từ năm 2015 cơ đấy. Brian chả thấy có người trẻ, hoặc các tiến sĩ viện Hán Nôm hoặc viện Ngôn ngữ học nào phản luận bác cả. Có lẽ vì người ta ngại danh tiếng của bác chăng ? Hoặc giả chả ai quan tâm lắm đến bác nhỉ ?
Nhưng bác có biết, là có một người đã dùng bài viết của bác, và tranh luận với Brian rằng, là tiếng Việt ta cao hơn nhiều so với tiếng Hán đấy bác ạ. Bác đã đưa vị độc giả ấy vào con đường thủ dâm dân tộc và thủ dâm tiếng Việt. Vị ấy còn khoe bài của bác có đầy chứng minh trong ấy, và vị ấy tin rằng những điều bác viết rất đúng, nên Brian đọc và thấy bức xúc lắm bác ạ.
Mời bác cứ ăn Tết vui vẻ. Brian sẽ đi tìm các bài của bác nếu có trên mạng, đọc hết và đánh giá 1 lần luôn. Vì bài này của bác quá dễ để bẻ, Brian coi thử bác còn viết các bài nào, rồi bẻ hết 1 lần. Brian muốn bác biết, người Việt ta vẫn còn người hiểu chút về tiếng Việt, Hán Nôm, và vẫn cảm thấy xấu hổ khi đọc một bài như vậy.
Brian không thích những học giả như bác. Bác viết 1 bài làm cho người trẻ như Brian rất xấu hổ.
Khuya 29 tháng Chạp Đinh Dậu 2017 @ California
Brian
Không có nhận xét nào