Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

TẬP CẬN BÌNH CẢI TỔ QUÂN ĐỘI: PLA TỪ QUÂN ĐỘI LỤC ĐỊA HƯỚNG ĐẾN QUÂN ĐỘI HẢI DƯƠNG.

TẬP CẬN BÌNH CẢI TỔ QUÂN ĐỘI: PLA TỪ QUÂN ĐỘI LỤC ĐỊA HƯỚNG ĐẾN QUÂN ĐỘI HẢI DƯƠNG. Ngay sau kỳ nghỉ tết nguyên đán, từ Trung Nam Hải phát r...

TẬP CẬN BÌNH CẢI TỔ QUÂN ĐỘI: PLA TỪ QUÂN ĐỘI LỤC ĐỊA HƯỚNG ĐẾN QUÂN ĐỘI HẢI DƯƠNG.


Ngay sau kỳ nghỉ tết nguyên đán, từ Trung Nam Hải phát ra thông điệp về tư tưởng được cho là linh hồn của PLA:  “thuyền nặng ngàn cân, một người cầm lái”, “ủng hộ kiên định tổng bí thư Tập Cận Bình làm lãnh đạo hạt nhân của đảng, thực hiện mục tiêu lành mạnh hóa quân đội, xây dựng nền tảng cho việc chứng tỏ là một quân đội hàng đầu thế giới  ”, “ tất cả những việc trọng đại đều do Tập chủ tịch quyết định, tất cả hành động đều nghe Tập chủ tịch chỉ huy”. Một bào xã luận dài 5.800 chữ của cục công tác chính trị quân ủy trung ương nhan đề “ kiên định ủng hộ lãnh đạo hạt nhân, kiên quyết nghe đảng chỉ huy” trước tiên được PLA đăng tải trên mạng Quân sự Trung Quốc và sau được các phương tiện truyền thông đăng lại rầm rộ.

Dư luận cho rằng ‘ bài xã luận năm mới mang khẩu khí mạnh mẽ như vậy thật không thể không đọc”, bởi vì quy luật là một khi xuất hiện bài xã luận như thế, tất có nguyên do. Cục công tác chính trị được tái sắp xếp lại từ tổng cục chính trị hồi năm ngoái, là cơ quan mới thành lập của quân đội TQ. Tin tức cho biết, bài xã luận này đã được thai nghén suốt 3 – 4 tháng, từ cục công tác chính trị đến quân ủy trung ương nhiều lần chỉnh sửa, đến hạ tuần tháng 1/2017 mới định đoạt.

Xã luận viết “ kiên định ủng hộ lãnh đạo hạt nhân là là vấn đề chính trị kiên yếu nhất”, ủng hộ kiên định tổng bí thư Tập Cận Bình làm lãnh đạo hạt nhân của đảng, thực hiện mục tiêu lành mạnh hóa quân đội, xây dựng nền tảng cho việc chứng tỏ là một quân đội hàng đầu thế giới . Trước mắt, quân ta đang đứng trước cửa ngõ lịch sử của  việc hướng tới vĩ đại cường mạnh, trên con đường đó ắt hẳn phải gặp nhiều trở ngại khó khăn, trong tình thế đó, tất phải kiên định sự lãnh đạo tuyết đối của đảng với quân đội, tất phải trước sau ủng hộ vị trí cầm lái lãnh đạo hạt nhân của tổng bí thư Tập Cận Bình. Trong bộ đội có phát sinh một số vấn  đề đột xuất, đặc biệt là niềm tin lý tưởng, nguyên tắc tính đảng, tinh thần cách mạng, tổ chức kỷ luật, tác phong tư tưởng v.v.. . vẫn còn tồn tại, nếu không vào cuộc làm trong sạch, sẽ trở nên nguy cơ biến chất, đổi màu”.

Sang năm mới, quân đội TQ xảy ra việc thay đổi chức vị quan trường, việc điều động tướng lĩnh khiến người khác chú ý.  Biên đội tau sân bay duy nhất Liêu Ninh được điều chuyển lên phía bắc, ngày 13.01 về đến cảng Thanh Đảo. Một tuần sau, PLA thông báo thay đổi chức vụ tư lệnh hải quân TQ : tư lệnh hạm đội Nam Hải là trung tướng Thẩm Kim Long lên thay thượng thướng Ngô Thắng Lợi làm tư lệnh hải quân. Biển Đông (Nam Hải) được  Trung Nam Hải xem là trọng điểm tranh hùng với quân Mỹ trong tương lai. Trong thời khắc nhạy cảm của nguy cơ cuộc xung đột Trung - Mỹ tại Biển Đông , việc làm này của Trung Nam Hải được xem là “đề bạt một tư lệnh chiến trường”. Cuối trung tuần tháng 1, tướng lĩnh các binh chủng PLA họp kín, vài ngày sau, 29 người được thăng thiếu tướng, đây được xem là sự điều chỉnh bố trí nhân sự của giới quân đội trước thềm đại hội 19 Trung Cộng. 

BƯỚC THĂNG TIẾN NHƯ TÊN LỬA CỦA THẨM KIM LONG

Thẩm Kim Long, 61 tuổi hàm trung tướng lên thay thượng tướng Ngô Thắng Lợi 72 tuổi. Ngô đã quá tuổi quân ngũ nhưng vẫn giữ chức ủy viên quận ủy trung ương. Dự đoán sau đại hội 19 sẽ về hưu . Thẩm Kim Long vào tháng 7 năm 2016 thăng từ thiếu tướng hải quân lên trung tướng, tiếp nhận chức tư lệnh hải quân lần này được xem là bước thăng tiến nhanh như tên lửa. Đây cũng là lần điều chỉnh chức vị  thứ 3 trong vòng 2 năm của Thẩm Kim Long. Từ phó đại quân khu lên chính đại quân khu chỉ trong vòng 2 năm, có thể nói là thăng tiến thần tốc. Thẩm Kim Long gốc người Thượng Hải, từng đảm nhiệm các chức vụ:  chi đội trưởng chi đội tàu khu trục số 10 thuộc hạm đội Bắc Hải, tư lệnh bảo vệ cơ địa Lữ Thuận , viện trưởng học viện tàu chiến Đại Liên v.v.. Năm 2011 nhận chức hiệu trưởng học viện chỉ huy hải quân, được xem là tướng lĩnh mang phong cách học giả. Học viện chỉ huy hải quân chủ yếu nghiên cứu công tác tác chiến, chiến lược, các tướng lĩnh cấp cao của hải quân cho rằng, với cương vị từng là hiệu trưởng học viện này giúp cho Thẩm Kim Long có cái nhìn độc đáo về chiến lược và hoạch định cấp cao. Tháng 8/2014, Thẩm Kim Long dẫn đầu biên đội học viện tàu chiến Trung Quốc tham gia diễn tập hải quân toàn Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tại Hawaii, tháng 12 cùng năm, thăng làm tư lệnh hạm đội Nam Hải.

Trong số các tư lệnh hải quân đời trước của TQ, ngoài các tướng lĩnh khai quốc công thần, thì Thẩm Kim Long là người đầu tiên thăng từ tư lệnh hạm đội lên thẳng tư lệnh quân chủng hải quân. Có học giả quân sự cho rằng, điều này cùng với việc tranh chấp biển đảo tại Biển đông đang ngày càng trở nên nóng bỏng mà hạm đội Nam Hải là chủ lực, xử lý nhiều mối quan hệ nhạy cảm phát sinh, sự thăng tiến của Thẩm Kim Long đồng nghĩa với việc đã lập đại chiến công, có quan hệ đến nhiều lần đối đầu Trung – Mỹ tại Biển Đông trong năm 2016. Trong thời gian Thẩm Kim Long nắm quyền tư lệnh hạm đội Nam Hải cũng chính là thời gian vấn đề biển đảo căng thẳng nhất từ trước đến nay. Nắm trong tay hạm đội Nam Hải nhằm bảo vệ lợi ích của TQ tại Biển Đông, Thẩm đã thường xuyên hóa việc tuần tra các khu vực biển đảo, đồng thời từng ứng phó 4 lần đối đầu với tàu chiến Mỹ tuần tra  thực hiện “tự do hàng hải”, tàu chiến TQ đều phát hiện, giám sát tàu chiến Mỹ.  Trung tuần tháng 12/2016, TQ lần đầu tiên “bắt” một thiết bị lặn không người lái của Mỹ tại Biển Đông, giới quân sự xem đây là “một trong những hành động đối kháng nghiêm trọng nhất” giữa TQ và Mỹ tại Biển Đông. Trước việc ứng phó và xử lý các nguy cơ trên biển, với cương vị một tư lệnh, Thẩm Kim Long thu thập được kinh nghiệm không ít.

Tuy Thẩm Kim Long chưa có kinh nghiệm công tác tại bộ tổng tham mưu, nhưng với căn bản xuất thân và thăng tiến dần từ thấp đi lên, qua nhiều chức vị trên cao, ngoài quá trình công tác ở hạm đội Bắc Hải và Nam Hải,  còn nhiều năm công tác ở học viện hải quân, chính ủy học viện tàu chiến Đại Liên, hiệu trưởng học viện chỉ huy hải quân, xử lý công việc cẩn thận, gần gũi mọi người, thích chơi cờ tướng, quan tâm đến binh lính sĩ quan cấp dưới, từng được đào tạo tại liên bang Nga. 

Nguyên tư lệnh hạm đội Bắc Hải Viên Dự Bách đã thăng làm tư lệnh chiến khu Nam, chức vụ để lại cho phó tham mưu trưởng chiến khu Nam là Trương Văn Đán đảm nhiệm. Viên Dự Bách là tướng lĩnh hải quân đầu tiên đảm nhiệm chức tư lệnh chiến khu, là tướng lĩnh duy nhất không phải lục quân của 5 đại chiến khu, phá tan thế “độc chiếm” chủ đạo toàn tướng lĩnh lục quân trong 5 đại chiến khu PLA.  Viên Dự Bách sinh năm 1956, là lính tàu ngầm, từng là phó tàu, rồi trưởng tàu, tham mưu trưởng và tư lệnh tàu ngầm, rồi tham mưu trưởng hạm đội Bắc Hải, phó tư lệnh, tư lệnh. Tháng 7/2015, Viên Dự Bách thăng hàm trung tướng. theo nguyên tắc “quân khu chủ yếu tác chiến , quân chủng chủ yếu kiến thiết ” của quân ủy trung ương, năm 2016, TQ đã chuyển đổi 7 đại quân khu thành 5 đại chiến khu, chiến khu trở thành cấp đại quân khu chính, quy về dưới sự lãnh đạo trực tiếp của quân ủy trung ương. Lực lượng vũ trang của chiến khu Nam bao gồm các quân chủng hải, lục, không quân, phụ trách phòng thủ khu vực phía nam TQ. 

Nguyên tư lệnh hạm đội Đông Hải là Tô Chi Tiền nhận chức phó tư lệnh hải quân, chức vụ để lại cho phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng chiến khu Nam là Ngụy Cương đảm nhiệm. Ngụy Cương từng là tư lệnh cơ địa Lữ Thuận thuộc hạm đội Bắc Hải, tham mưu trưởng, phó tư lệnh hạm đội Bắc Hải,  cục trưởng hậu cần hải quân. Trương Văn Đán từng nhiều năm ở hạm đội Nam Hải, trước sau từng giữ chức phó tham mưu trưởng, tham mưu trưởng rồi phó tư lệnh hạm đội. lần này từ chiến khu Nam đến hạm đội Bắc Hải nhậm chức tư lệnh. Như vậy cả 3 tư lệnh hạm đội đều là người mới. 

ĐIỀU ĐỘNG TƯỚNG LĨNH CHÚ TRỌNG CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG

Viêc điều động tướng lĩnh quân đội, ngoài việc ‘luân chuyển công tác’ thông tường, có thể thấy được trọng điểm chiến lược quân sự của giới cầm quyền. Từ cuối năm 2016 đến đầu năm tết nguyên đán, trong vòng 2 tháng, tướng lĩnh cấp cao PLA, đặc biệt là hải quân nhận được sự điều động ồ ạt, cho thấy chủ tịch quân ủy trung ương Tập Cận Bình chú trọng đến vị trí chiến lược của Biển Đông, có thể thấy được đường hướng qua cách điểm tướng của Tập Cận Bình: chuyển hướng từ “quân đội lục địa” sang “quân đội hải dương”. “quân đội lục địa” thoái trào, “quân đội hải dương” nổi lên. Sự nổi lên của các tướng lĩnh hải quân khiến nhiều người chú ý, trong số các tướng lĩnh hải quân, tướng từng có kinh nghiệm ở Biển Đông lại được coi trọng nhất. 

 
Lần luân chuyển tương lĩnh này của PLA gặp phải lúc Biển Đông đang nổi sóng gió, năm ngoái, nhiều tàu chiến đã được hạ thủy ồ ạt. Năm tới cũng sẽ là 1 năm đạt đỉnh cao mà hải quân PLA biên chế thêm nhiều tàu chiến nữa. Theo nhiều nguồn tin, năm 2015, TQ là nước đưa vào biên chế nhiều tàu chiến nhất thế giới trong năm. Tổng cộng 21 tàu tác chiến mặt nước. trong đó có 3 chiếc tàu khu trục mang tên lửa type 052/C052D. Nếu chiếu theo số liệu chính thức về các tàu chiến đươc biên chế, trong 4 năm từ 2012 đến 2015, số tàu chiến biên chế mới của hải quân TQ đã hơn 100 chiếc, tổng lượng giãn nước  hơn 500 ngàn tấn. Trước đó không lâu, tình báo quân sự Mỹ ước đoán đến 2020, hải quân TQ sẽ có 2 chiếc tàu sân bay, 8 tàu đổ bộ cỡ lớn, 5 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, 12 tàu ngầm hạt nhân tấn công, 52 tàu ngầm thông thường quy ước, 26 tàu khu trục tên lửa cỡ lớn, và 42 tàu hộ vệ viễn dương. Đến 2020, hải quân TQ có thể nhìn thấy khả năng thực thi chiến lược toàn cầu thành hiện thực, với 2 cụm tàu sân bay chiến đấu làm nòng cốt, lại có 2 tàu đổ bộ cỡ lớn đạt đến chuẩn tác chiến tàu sân bay, năng lực chiến đấu của tàu ngầm đạt đến trình độ  tấn công và quy mô của tàu ngầm hạt nhân tuần tra viễn dương, với 4 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa, hình thành năng lực tấn công tiếp ứng tầng thứ 2. 

Mỹ nhận định, TQ đang ở bước sơ trình của hải quân viễn dương ( blue water navy), chắc chắn sẽ có năng lực hành động toàn cầu. Một đạo hải quân mang tính khu vực sẽ không thể đạt đến tính toàn cầu. Số lượng và độ choán nước của tàu chiến TQ thua xa chuẩn bình quân của thế giới, muốn vượt lên thì phải phát triển lực lượng hải quân, cần ít nhất 50 năm. Tuy nhiên, bộ quốc phòng Canada nhận định: 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải của TQ hiện có hơn 700 tàu mặt nước và tàu ngầm, về chỉnh thể thực lực là  lớn, chỉ xếp sau Mỹ. Theo dự báo, năm 2017, TQ hạ thủy 200 ngàn tấn tàu trong khi Mỹ cùng năm hạ thủy chỉ 90 ngàn tấn.

Ngoài việc điều động tướng lĩnh hải quân ra, một loạt tướng tá công tác chính trị cũng được bố trí. Chính ủy cục động viên quốc phòng thuộc quân  ủy trung ương là Chu Sanh Lĩnh thay thế chức chính ủy cảnh sát vũ trang của Tôn Tư Kính, chính ủy hậu cần quân ủy là Trương Thăng Dân thay thế chức bí thư ban bí thư quân ủy của Đỗ Kim Tài. Chính ủy chiến khu Trung là Ngô Xã Châu thay thế chức chính ủy chiến khu Tây của Chu Phúc Hy, những người mới nhậm chức đều mới thăng trung tướng từ năm ngoái, còn người rời chức thăng thượng tướng. Viện trưởng mới của viện khoa học quân sự thiêu tướng Trịnh Hòa tháng 7 năm 2015 từ tướng công tác chính trị  tổng cục huấn luyện chuyển sang làm phó tư lệnh quân khu Thành Đô ( chức phó chiến khu), tháng 01.2016 nhận chức  cục trưởng quản huấn luyện quân ủy vừa mới thành lập, chưa đầy 1 năm đã lên chức viện trưởng khoa quân sự chiến khu, 1 năm rưỡi tăng 3 cấp, từ thiếu tướng lên thượng tướng.

Thăng chức như kiểu Trịnh Hòa còn có nhiều tướng lĩnh khác, điều này tiết lộ đường hướng thay đổi của việc phong quân hàm trong thời gian tới. Đầu não quân binh chủng và chiến khu có thể là hàm trung tướng trở lên nắm giữ. Ngoài ra cho thấy Tập Cận Bình không có sự tin tưởng cao với số hơn 10 thượng tướng hiện tại.  Tập cho rằng bọn họ không đủ “độ trung thành” nên không câu nệ, chuyển sang ưu ái các thiếu tướng . Các chức vụ trưởng, phó chiến khu mới đề bạt, quân hàm hoặc là thiếu tướng, hoặc là vừa tấn thăng trung tướng năm ngoái. Bọn họ đa phần đều là thăng cấp từ việc điều chuyển trong 1 – 2 năm gần đây, đã phá vỡ thông lệ cũ. Tập Cận Bình không tin tưởng các tướng lĩnh trung tướng và thượng tướng từ năm 2012 về trước, cho rằng bọn họ đều do các phó chủ tịch quân ủy trước đây là Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu đào tạo, nâng đỡ. Trong lúc  cần quét sạch bè phái của Quách, Từ thì việc đề bạt các tướng lĩnh trẻ là có ý đồ rõ ràng.

Ngày 22.01, ban chấp hành trung ương Trung Cộng họp hội nghị, quyết định thành lập ủy ban phát triển dung hợp quân - dân trung ương, do Tập Cận Bình làm chủ nhiệm. Nhà đương cục cho biết ủy ban phát triển dung hợp quân  - dân trung ương là cơ cấu phối hợp quân – dân ở cấp trung ương về quyết sách và nghị sự cho  phát triển dung hợp quân – dân, thống nhất sự lãnh đạo dung hợp quân dân để phát triển sâu hơn nữa, chịu trách nhiệm trước bộ chính trị và ủy ban thường vụ bộ chính trị. Với ý đồ của hành động này của Tập Cận Bình, có thể hiểu theo 2 cách: có phân tích cho rằng đó là giả quyết mâu thuẫn “súng và bơ”. “súng và bơ” là một hình tượng trong kinh tế học, “súng” tượng trưng cho chi tiêu quốc phòng, còn “bơ” tượng trưng cho tiêu dùng của dân chúng. Nếu muốn có nhiều bơ, tất phải bỏ đi 1 phần súng và ngược lại, khó lòng đạt được cả 2 cùng lúc. Giải quyết mâu thuẫn “bơ và súng”, là nan đè mà cải cách của TQ đại lục vấp phải. Lại có phân tích khác cho rằng, việc này có quan hệ đến việc cải cách quân đội TQ, có thể xem là tiên liệu cho một cuộc ” toàn dân chuẩn bị chiến tranh ” chăng? 

Vài hôm trước, nguyên quân trưởng tập đoàn quân số 31 là  thiếu tướng Lê Hỏa Huy được thăng lên làm cục trưởng cục quản lý  huấn luyện quân ủy. Ở tuổi 54, Lê Hỏa Huy trở thành quan chức trẻ nhất trong 15 cơ quan chức năng của quân ủy. Từ quân trưởng tập đoàn quân thăng lên cơ chủ quản một cơ quan chức năng của quân ủy là một chuyện hiếm thấy. Lê Hỏa Huy nhiều năm phục vụ ở quân khu Nam Kinh, từng giữ chức phó cục trưởng cục huấn luyện binh chủng quân khu Nam Kinh, sư trưởng sư đoàn phòng vệ bờ biển quân khu tỉnh Phúc Kiến, tham mưu trưởng tập đoàn quân số 12. Năm 2015 nhận chức quân trưởng tập đoàn quân số 31. 

TẬP ĐOÀN QUÂN SỐ 31 ĐƯỢC XEM LÀ “GÀ NHÀ” CỦA TẬP CẬN BÌNH

Có chuyện vui cho rằng tập đoàn quâ số 31 là “ trường quân sự Tập gia tướng” . Tập đoàn quân số 31 là một tập đoàn quâ anh hùng của PLA, nhiều năm phòng thủ khu vực eo biển Đài Loan,. Các thế hệ chiến tướng đa số là từ các chỉ huy cấp cao ra và lên các chức vụ cao hơn.  Tập cận Bình từng nói :” tôi và quân đội có mối duyên sâu sắc, có mối thâm tình sâu đậm với quân đội”. tâp đoàn quân số 31 và Tập Cận Bình vốn từng công tác tại Phúc Kiến 17 năm, có “mối duyên sâu sắc”. Từ lúc đến Hạ Môn nhậm chức vào năm 1985, đến năm 2002 từ chức tỉnh trưởng Phúc Kiến chuyển sang Chiết Giang, Tập Cận Bình đã có 17 năm công tác tại Phúc Kiến. Trong quá trình lãnh đạo tại Hạ Môn, Ninh Đức, Phúc Châu, đều quan tâm đến việc xây dựng quân đội. 

Sau đại hội 18 của Trung Cộng, các tướng lĩnh từ tập đoàn quân số 31 ra nhậm chức từ đại quân khu trở lên, có chính ủy hải quân Miêu Hoa, tư lệnh cảnh sát vũ trang Vương Ninh, viện trưởng học viện quân sự Thái Anh Diên, cục trưởng cục bảo vệ hậu cần quân ủy Triệu Khắc Thạch, cựu chính ủy quân khu Lan Châu Lý Trường Tài cả thảy 5 tướng. Ngoài ra, còn viện trưởng học viện quân sự Trịnh Hòa và 12 trung  tướng, hơn 10 thiếu tướng đều xuất thân từ tập đoàn quân số 31. Tập đoàn quân số 31 trở thành tập đoàn quân sản sinh ra nhiều tướng lĩnh nhất của PLA, chính là “gà nhà” và là quân át chủ bài của Tập Cận Bình. 

Hình: tàu sân bay Liêu Ninh của TQ.

Không có nhận xét nào