Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về cái tên nguyên thủy của chợ Bến Thành Sài Gòn

Mà xưa nay, các học giả đều dựa vào sự dịch "hơi có vấn đề" của 3 dịch giả Nguyễn Tạo / Đào Duy Anh / Lý Việt Dũng, mà cứ mơ mơ ...

Mà xưa nay, các học giả đều dựa vào sự dịch "hơi có vấn đề" của 3 dịch giả Nguyễn Tạo / Đào Duy Anh / Lý Việt Dũng, mà cứ mơ mơ hồ hồ úp cái tên "chợ Bến Thành" lên trên cái chợ ở bến sông nào đó ở khu Bến Nghé ngày nay.

Đấy chắc không chỉ là lỗi của sự dịch "hơi có vấn đề", mà chắc còn là do quan Trịnh Hoài Đức viết không rõ "Phố Chợ Bến Trước Thành" mà không để lại tên địa danh bến trước thành này là tên gì.

Vậy khi mình tra lại bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí quyển 2 phần dinh Phiên Trấn trang 89 của quan Lê Quang Định, thì trong ấy có viết rõ là "Từ trước cửa Ly Minh thành Gia Định ... Bến sông, ở về bên bờ tây, phía trái đường đi có chợ, tục gọi là chợ Cầu Khắc, thuộc địa giới huyện Tân Bình dinh Phiên Trấn, phía đông là chợ Thủ Thiêm thuộc huyện Phước Long dinh Trấn Biên.  Sông rộng 142 tầm, nước chảy rất mạnh, khi nước lên sâu 10 tầm, nước xuống sâu 8 tầm, mùa đông xuân nước trong mà mặn, thu hè đục mà ngọt.  Trên sông thuyền to đi lại dễ dàng, rất nhiều thuyền buôn của các nước đến dừng đậu liên tục cả bốn mùa.".

Như vậy, khi ta đối chiếu với đoạn dịch Chợ Bến Thành trong quyển VI Gia Định Thành Thông Chí mục Thành Trì Chí, tức là đoạn "Phố, chợ, nhà cửa rất trù mật, họp chợ dọc ven sông. Ở đầu bến, theo lệ tháng đầu xuân gặp nhằm ngày tế mã, có thao diễn thủy binh. Bến này có đò ngang đón chở khách buôn tàu biển lên bờ. Đầu phía bắc là ngòi Sa Ngư, có bắc cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có phố bằng ngói, tụ tập hàng trăm thức hàng hóa, dọc bến sông thuyền buôn lớn nhỏ đậu nối liền nhau.", thì ta có thể hiểu:

1. Đầu phía Bắc ngòi Sa Ngư tức là rạch Cá Trê ngày nay còn thấy trên bản đồ Google Map.

2. Cầu ván bắc ngang qua mà hai bên cầu có phố bằng ngói, chắc là chỉ cho cây cầu Khắc như đoạn trên trong bộ Hoàng Việt đã dẫn.

3. Chợ Cầu Khắc tức chợ Bến Sông nằm ở bờ bên này sông, đối diện với chợ Thủ Thiêm nằm bên kia sông.

4. Đoạn "Ở đầu bến, theo lệ tháng đầu xuân gặp nhằm ngày tế mã, có thao diễn thủy binh" chắc là chỉ cho đoạn giao lộ đường Nguyễn Huệ và đường Tôn Đức Thắng (khu bến Bạch Đằng) ngày nay.  Như vậy theo mình, chợ bến sông này chắc là chạy dọc theo Kinh Lớn từ ngoài mé sông đường Tôn Đức Thắng tới hết bờ kinh tức là gần Tòa Dô Chánh Sài Gòn hay UBND TPHCM ngày nay.  Vậy ta có thể tưởng tượng cảnh tàu bè đậu nối liền nhau trên con kinh Lớn này, và chợ Bến Thành xưa (tức chợ Cầu Khắc) chắc là gần cổng thành Ly Minh, tức là nằm ở phía trong lại, gần Tòa Đô Chánh.  Và dọc theo con kinh lớn, là dưới sông có thuyền đậu, trên bờ là 2 phố.

5. Và Kinh Lớn này chắc là Kinh Vải trong quyển Sài Gòn Năm Xưa của cụ Sển. 

Vậy nên, nếu ta cần cái tên nguyên thủy của chợ Bến Thành, chắc nó cần là chợ Bến Sông, hoặc chợ Cầu Khắc, chứ ta không thể nào mãi gọi nó là chợ Bến Thành thời cựu trào 1800s.

Và dĩ nhiên, bạn đừng quên là không hề có địa danh "Chợ Bến Thành" trong Gia Định Thành Thông Chí, bạn nhé.  Bạn xem tại đây >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1969705976613688.

Mời bạn tham khảo.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Về cái tên nguyên thủy của chợ Bến Thành Sài Gòn

Về cái tên nguyên thủy của chợ Bến Thành Sài Gòn


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo