Theo luật pháp quốc tế bất kỳ một quốc gia nào cũng bắt buộc phải nhận lại công dân của mình nếu họ chưa gia nhập quốc tịch của nước mà họ d...
Theo luật pháp quốc tế bất kỳ một quốc gia nào cũng bắt buộc phải nhận lại công dân của mình nếu họ chưa gia nhập quốc tịch của nước mà họ di dân,nhập cư và vi phạm luật Di trú ,hình sự của nước đó.
Năm 1996, Tổng thống Bill Cliton ký ban hành Luật có tên là “Antiterrorism and Effective Death Penalty Act” (tạm dịch là ‘Luật Chống Khủng bố và Thi hành Án Tử hình có hiệu lực’). Luật này quy định những cư dân chỉ có thẻ xanh, chưa phải là công dân Mỹ, bị kết án về những tội phạm trên đất Mỹ, bao gồm một số tội nhẹ, vẫn có thể bị cầm giữ không được kháng cáo dù đã thi hành hoàn toàn bản án.
Năm 2008 giữa Việt Nam và Mỹ có một bản ghi nhớ về việc hồi hương những người phạm tội khi đến Mỹ sau tháng 7/1995 lúc hai nước đàm phán nối lại quan hệ.
Bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding ) không phải là Hiệp định được ký kết song phương. Bản ghi nhớ khác với Hiệp Định như thế nào ?
Bản ghi nhớ có thể được sửa đổi hoặc xem xét lại bất cứ lúc nào khi được sự đồng ý của các bên tham gia. Các sửa đổi sẽ được ghi lại thành văn bản và bao gồm việc trao đổi công thư giữa các bên tham gia qua các kênh ngoại giao. Các sửa đổi như vậy sẽ có hiệu lực vào ngày các bên tham gia xác định và sẽ là một phần không thể tách rời của bản ghi nhớ .
Hiệp định là diều ước thông dụng do hai hay nhiều nước đã kí kết nhằm giải quyết những vấn đề chính trị, văn hoá, quân sự có liên quan.
Hiệp định thì bắt buộc phải tuân thủ, bản ghi nhớ thì tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai chính phủ đàm phán với nhau vào giai đoạn mới để thay đổi chính sách. Tuy nhiên nó phải có sự thỏa thuận của cả hai bên.
Thực tế những người Việt bị trục xuất những năm gần đây ở vào các trường hợp sau :
Trong trường hợp thứ nhất chưa có gì đảm bảo là những người đến Mỹ trước tháng 7/1995 đã bị trả về cả. Bản ghi nhớ vẫn được đảm bảo và những tin trên báo chỉ nhằm mục đích gây hoang mang dư luận.
Trong trường hợp thứ hai nếu quả thật những người bị trả về đó thật sự đến Mỹ trước tháng 7/1995 thì tức là giữa hai nước đã có một sự thỏa thuận với nhau để thay đổi bản ghi nhớ (mở rộng hoặc bổ sung một số điều khoản ). Đó là dịp Nguyễn Xuân Phúc gặp Trump vào tháng 5/2017 khi Phúc đến thăm Mỹ hoặc khi Trump đến VN dự hội nghị APEC. Bởi lẻ khi trục xuất về theo đường hàng không thì phải qua hải quan sân bay. Nếu chính phủ Việt Nam không thỏa thuận trước với Mỹ họ có quyền trả về lại nước Mỹ không nhận những người bị trục xuất này khi viện ra bản ghi nhớ . Trong khi đó các nước cộng sản không đời nào dễ dàng nhận công dân phạm tội từ các nước tự do mà không được thỏa thuận trước.
Trong trường hợp thứ ba nếu như việc hồi hương này vi phạm luật pháp Mỹ thì các công dân bị trả về này khi về tới VN vẫn có quyền thuê luật sư tại Mỹ để tái xét lại hồ sơ và trở lại Mỹ hoặc kiện ông Trump ra tòa. Vì Mỹ là một nước pháp trị nên khỏi lo là ông Trump làm vô pháp vô thiên. Chắc chắn đội ngũ cố vấn pháp lý của ông Trump đã nghiên cứu kỷ hiến pháp và luật pháp để đối đầu với tòa án một khi bị kiện.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào