Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐẠI ĐỨC THÍCH NGUYÊN TOÀN ĐẠO VĂN TRONG LUẬN ÁN VỀ THƠ LỤC BÁT

SƯ ... ĐẠO CHÍCH  (Đậu phụ chùa CẮP đậu phụ trường tân biên) ĐẠI ĐỨC THÍCH NGUYÊN TOÀN ĐẠO VĂN TRONG LUẬN ÁN VỀ THƠ LỤC BÁT Nghiên cứu sinh ...

SƯ ... ĐẠO CHÍCH 
(Đậu phụ chùa CẮP đậu phụ trường tân biên)

ĐẠI ĐỨC THÍCH NGUYÊN TOÀN ĐẠO VĂN TRONG LUẬN ÁN VỀ THƠ LỤC BÁT

Nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng tức Đại đức Thích Nguyên Toàn - Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh Hà Giang, đã sao chép rất nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học vào luận án của mình mà không hề dẫn nguồn.

Ngày 25/9/2017, tại Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội, nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng đã bảo vệ luận án thuộc chuyên ngành Lý luận văn học, đề tài: Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại.  Sau hơn 3 giờ làm việc, Hội đồng khoa học đánh giá luận án đạt kết quả xuất sắc với 7/7 phiếu thông qua.

GIÀU NĂNG LỰC… CHÉP
Tuy nhiên, khi đọc Luận án này của nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng (Đại đức Thích Nguyên Toàn), nhiều người rất ngỡ ngàng vì hành vi "đạo văn" rất hồn nhiên. Cụ thể, nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng đã sao chép mà không dẫn nguồn các công trình nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Bích Hải (ĐHSP Huế), TS Chu Văn Sơn (ĐHSP Hà Nội), TS Tăng Tấn Lộc (ĐH Cần Thơ) và TS Đỗ Anh Vũ (Viện Ngôn ngữ học),… cùng nhiều người khác. Về tổng thể, toàn bộ luận án trang nào cũng là sao chép. Cứ đọc đến đoạn hành văn có "nhãn tự" thì y như rằng không phải của nghiên cứu sinh.

P/s: Các trang 12, trang 13 và trang 15 nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng chép từ bài "Những nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ tuyệt cú, haiku và lục bát" của TS. Nguyễn Thị Bích Hải, đã đăng trên Tạp chí Hán Nôm, số 5, 2004.

Ở 5 trang liên tiếp, từ trang 29 đến trang 33, nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng sao chép nguyên vẹn bài viết "Đi tìm thể lục bát Việt Nam" của TS Tăng Tấn Lộc. Đến trang 145 và 147 tác giả luận án tiếp tục chép nguyên vẹn những kết quả nghiên cứu của TS Tăng Tấn Lộc vào luận án của mình.

Các trang 133, trang 137, trang 142 của luận án là chép từ bài viết "Bốn thi sĩ tài với thể lục bát: Mệnh hỏa lạ kỳ" trên tờ phụ san Tinh hoa Việt (báo Đại đoàn kết) tháng 12/2015 của tác giả Đỗ Anh Vũ.

Trao đổi với chúng tôi, TS Đỗ Anh Vũ (Viện Ngôn ngữ học – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) cho biết: "Đúng là có dùng một số câu chữ của tôi trong bài viết tôi đã công bố cách đây mấy năm. Đoạn Bùi Giáng chép dài nhất, về sau có một vài câu ở đoạn Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn nữa".

Bài viết về Bùi Giáng của tác giả Đỗ Anh Vũ đăng lần đầu trong Kỷ yếu Hội thảo Ngôn ngữ và văn học của Trường ĐHSP Hà Nội, tháng 11/2004.

"Nếu chặt chẽ ra mà nói thì nghiên cứu sinh cần dẫn nguồn, có chú thích. Như vậy mới đúng với yêu cầu của nghiên cứu khoa học", TS Đỗ Anh Vũ bày tỏ nhẹ nhàng.

Tác Giả: Son Kieu Mai 

--
Thesaigonpost.com - Thesaigonpost Newspaper Team

Không có nhận xét nào