Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHUYỆN ĐẠO VĂN CỦA CÁC GIÁO SƯ.

CHUYỆN ĐẠO VĂN CỦA CÁC GIÁO SƯ. Hê..hê từ cái chuyện tố cáo đạo văn của mấy ông đang khoác áo Giáo Sư, Tiến sĩ lại hoá ra cha nào cũng là ăn...

CHUYỆN ĐẠO VĂN CỦA CÁC GIÁO SƯ.

Hê..hê từ cái chuyện tố cáo đạo văn của mấy ông đang khoác áo Giáo Sư, Tiến sĩ lại hoá ra cha nào cũng là ăn cắp công trình của người khác cả. Vui ghê! Lâu nay ông nào cũng xưng mình là chuyên gia lãnh vực này, chuyên viên lãnh vực kia, bây giờ lòi ra chỉ là một đám chôm chĩa.

GS Nguyễn Đức Tồn - người đang bị hội đồng chức danh GS ngành ngôn ngữ rà soát, kiểm tra việc có "đạo văn" của trò hay không cho rằng GS Trần Ngọc Thêm, chủ tịch Hội đồng chức danh GS ngành ngôn ngữ học - hội đồng mà chính GS Tồn hiện cũng là thành viên cũng “đạo văn”. Ông Tồn cho rằng ông Thêm “đạo văn" ở các công trình: "Cơ sở văn hóa Việt Nam" và "Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ".

Ông Tồn cũng chỉ ra GS Nguyễn Văn Hiệp - người mà ông đang "trực diện đấu tranh vì các hành vi tiêu cực tại Viện Ngôn ngữ học" và hai người đã bị ông tố cáo đạo văn cuốn "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên) khi làm đề tài khoa học là GS Lý Toàn Thắng, PGS Phạm Hùng Việt.

Không biết còn bao nhiêu Tiến sĩ “đạo văn” trên đất nước này? Lâu lâu lại nghe báo chí khui ra, lâu lâu lại nghe ông này tố ông kia, bằng chứng, tang chứng rành rành rồi cũng trôi vào im lặng. Ngay cả hàng ngũ chóp bu lãnh đạo các bộ cũng bị tố bằng dzỏm hê..hê.

He..he ăn không được thì phá cho hôi, chẳng qua là hủ mắm thúi cả. Mang danh Giáo sư với Tiến sĩ lâu nay, mà lại là Giáo sư đầu ngành. Bây giờ sự thật trần truồng là ăn cắp văn. Tất cả đã bị lộ. Đau thế!

Còn nhớ sau 1975, mấy ông gọi là học giả, chuyên viên nghiên cứu, cán bộ nghiên cứu khi vào Nam đã lùng sục và sững sờ trước một kho đồ sộ văn bản, tài liệu, những nghiên cứu, những công trình, những tác phẩm của những nhà trí thức, những nhà nghiên cứu miền Nam trong các thư viện quốc gia, thư viện ĐH Vạn Hạnh, thư viện Viện ĐH Đà Lạt, Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục và nhiều thư viện lớn nhỏ khác trải dài từ Bến Hải cho đến Cà Mau. Họ mừng như bắt được vàng khi gặp những đề tài trùng hợp với đề tài họ đang dọ dẫm hay đang tìm tòi. Và chuyện chép lại, ghi vào, đạo văn nhất thiết phải xảy đến. Thời gian sau đó, sách vở miền Nam bị tịch thu, bị đốt cháy, bị làm giấy gói hàng, nên họ dễ dàng qua mặt các bộ phận xét duyệt để trở thành Tiến sĩ, Giáo sư. Bởi thật ra, hồi ấy, chính những người xét duyệt cũng chẳng bao giờ biết những công trình bị ăn cắp kia có mặt ở trên đời.

Và đến nay, intrenet phát triển, nhiều công trình cũ được in lại, thông tin tràn ngập nên người ta dễ dàng phát hiện và đối chiếu sự giống nhau đến lạ lùng trong các luận án, các công trình của hàng loạt Tiến sĩ, Giáo sư với các công trình, tác phẩm có trước 1975 ở miền Nam. 

Ngay ở văn chương cũng thế, thập niên 80, 90 xuất hiện một số tiểu thuyết, truyện ngắn, tập thơ được cổ vũ, khen không hết lời cho là mang hơi thở, sáng tạo mới, nhưng thực chất là kiểu viết đó, cấu trúc đó đã có từ lâu ở nhiều nhà văn, nhà thơ miền Nam. Từ đó, tiếc cho một nền văn học, phê bình, nghiên cứu, dịch thuật có giá trị của miền Nam đã bị lãng quên, bị quăng vào góc tối của văn học sử. Người ta bỏ quên nó hoặc chỉ nhắc vài hàng khi viết về văn học Việt Nam thời hiện đại. Đó cũng là một điều đáng tiếc và đáng trách.

Tác Giả: Đỗ Duy Ngọc 




Không có nhận xét nào