Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Quốc Tế Thiếu Nhi có phải chỉ để vui chơi?

Quốc Tế Thiếu Nhi có phải chỉ để vui chơi? Một buổi sáng thức dậy và lòng nặng trĩu, ngày này mẹ không dành để chở con đi chơi, không mua sắ...

Quốc Tế Thiếu Nhi có phải chỉ để vui chơi?

Một buổi sáng thức dậy và lòng nặng trĩu, ngày này mẹ không dành để chở con đi chơi, không mua sắm những món đồ chơi cho con, mà ngày này mẹ tiếp tục lên tiếng đấu tranh cho quyền sống làm người của con, các bạn của con trên đất nước Việt Nam.

Sơ lược về ngày Quốc tế Thiếu nhi tại Việt Nam và các nước trên thế giới.

Các nước trong khối Xã hội Chủ nghĩa lấy 1-6 hàng năm là ngày Quốc tế Thiếu nhi. Tại Việt Nam, bao nhiêu thế hệ lớn lên biết đến ngày này như một dịp để các cấp chính quyền địa phương như Phường, Xã tạo sân chơi cho các bé múa hát, vui chơi. Cá biệt những trẻ em sinh trưởng từ những gia đình khá giả thì được đi du lịch, nhận được những món quà từ người thân. 

Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20-11 hàng năm để kỷ niệm ngày Thiếu nhi Toàn cầu, ngày đánh dấu các mốc sự kiện phần lớn các nước trên thế giới ký vào Tuyên bố của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em (1959) và Công ước về quyền trẻ em (1989).
Báo chí Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á, và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.

Liên Hiệp Quốc lấy ngày Thiếu nhi Toàn cầu hàng năm để thúc đẩy sự đoàn kết quốc tế trong các vấn đề cải thiện phúc lợi cho trẻ em trên khắp thế giới. Cụ thể, các bậc cha mẹ, thầy cô, bác sĩ, các nhà lãnh đạo chính trị, các nhà hoạt động dân sự, những người đại diện cộng đồng, chuyên gia truyền thông, thanh niên, trẻ em... khắp nơi đóng một vai trò quan trọng để quảng bá, lan tỏa cảm hứng đối với ngày quyền của trẻ em được công nhận và hành động để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho trẻ em.

Tại Mỹ, không có Ngày thiếu nhi. Chính phủ Mỹ mặc dù tham gia xây dựng các quyết nghị trong Công ước trẻ em nhưng tới nay vẫn chưa phê duyệt (hoặc chỉ phê duyệt một phần). Không bởi vậy mà trẻ em bị thiệt thòi. Người Mỹ coi trẻ em như những đóa hoa của cuộc đời nơi các con được sống và được hưởng những phúc lợi công bằng. Ngoài trách nhiệm của cha mẹ, các con được đến trường, được nuôi nấng, được chăm sóc, được bảo vệ bởi nhà nước cho tới tuổi trưởng thành. 

Trở lại với Việt Nam, nhìn vào đời sống cá nhân của các con tôi, từ khi sinh ra đời chưa bao giờ nhận được bất cứ phúc lợi gì từ xã hội. Thậm chí mỗi khi chuyển nơi cư trú, tôi còn phải trả từ mười mấy tới vài chục triệu để chuyển trường cho con. Là nạn nhân của tội phạm ấu dâm, nhưng con tôi mòn mỏi trông ngóng suốt hai năm qua chờ bàn tay bảo vệ của pháp luật, nhưng mọi thứ cứ như đã rơi vào thinh không.

Còn nhiều lắm, vô vàn trẻ em đói nghèo, bị bạo hành hoặc là nạn nhân của bất công. Các con rất cần sự che chở của người lớn vào những điều thiết thực, quan trọng  hơn một ngày chỉ được vài chiếc kẹo và múa hát.

Truong Nam Thi 




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo