Về sự liêm sỉ của người cầm bút tại Việt Nam Hay là về những đề nghị quái lạ và không chấp nhận được ở Việt Nam lên trên vai người độc giả ...
Về sự liêm sỉ của người cầm bút tại Việt Nam
Hay là về những đề nghị quái lạ và không chấp nhận được ở Việt Nam lên trên vai người độc giả
Mà chắc các bạn ở Việt Nam ai cũng biết và cho là chuyện thường ngày ở huyện. Nhưng mình thấy lạ và xin nói rõ là không chấp nhận được từ một độc giả như mình.
Đó là các điều sau đây:
1. Độc giả phải biết tờ báo uy tín nào viết đúng / không đúng về một điều gì đó. Ví dụ như về bài viết này trên báo Tuổi Trẻ Online (https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1982799801970972), tác giả Hồ Trung Tú cho biết là "Còn cái này là báo đưa tin, PV viết gì mình đâu có biết.".
2. Độc giả phải để ý nội dung trong sách đã xuất bản có thể khác với nội dung bản thảo do các tác giả gởi đến cho nhà xuất bản. Ví dụ như trong tâm tư của bạn Trung Manh tại đây >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1983134158604203?comment_id=1983184821932470.
Mình không hiểu các bạn có đồng ý không, chứ mình hoàn toàn không đồng ý với cả 2 điều trên.
Là độc giả, chúng ta không phải là những kẻ chuyên đi đào vàng hoặc đi móc rác tìm vàng, và phải khó chịu bịt mũi thò tay vào đống rác sách vở Việt Nam để tìm một quyển sách viết đúng để mà đọc.
Là độc giả, chúng ta không phải là các thánh đọc để mà biết các nhà báo của những tờ báo nào viết đúng hay không đúng.
Là độc giả, chúng ta hoàn toàn mù tịt và không thể đoán là bản thảo tác giả viết như vậy, còn nhà xuất bản lại sửa và in khác đi.
Chúng ta đọc sách, đọc báo là để nâng cao kiến thức và học hỏi, chứ không phải là để đi làm thầy bói, thầy phép, lẫn phải bịt mũi thò tay vô đống rác mà phân biệt sách báo viết đúng, viết sai.
Chúng ta còn phải để thời giờ lo cho gia đình, cho công ăn chuyện làm, và đọc là để nâng cao kiến thức, chứ không phải là đi làm công tác cho các báo lá cải mà vạch lá tìm sâu.
Sách dịch hoặc các bài báo viết cần đúng và đủ. Điều này chưa bao giờ là thuộc về phần trách nhiệm của người độc giả cả.
Vậy khi mà một tờ báo uy tín như báo Tuổi Trẻ Online viết bậy về tác giả Hồ Trung Tú mà tác giả không biết gì cả, thì mình xin mời báo Tuổi Trẻ và tác giả nên tự làm việc hoặc làm ra một quy trình hay thể lệ nào đó để mà tránh vụ viết bậy này về sau, vì đây không là trách nhiệm của độc giả phải hiểu báo viết sai hay đúng. Vì nếu mình đọc một tờ báo uy tín, mình sẽ dựa vào đó mà phân tích. Vì mình là độc giả, chứ không là ban biên tập cho tờ báo ấy.
Và đó cũng là hiện trạng của sách sử, sách dịch vậy.
Nếu ban biên tập của các báo, của các nhà xuất bản không làm được việc ấy, thì chủ tòa soạn lẫn những ai bị ảnh hưởng xin nói chuyện với nhau, chứ không quay ra đổ lỗi cho độc giả.
Uy tín và tiếng tăm của một nhà nghiên cứu là rất quan trọng. Nên ví dụ như thầy Hồ Trung Tú mà không biết gì về bài báo đ(ng trên báo uy tín như báo Tuổi Trẻ viết bậy về thầy, thì mình thật không biết phải giải thích ra sao.
Vì chả lẽ cả một nước Việt Nam 90 triệu người không ai nói cho thầy biết ?
Vì chả lẽ nhà báo Tuổi Trẻ Online không hỏi lại thầy cho chắc ăn ?
Vì chả lẽ cụ Đào Duy Anh biết sách mình in sai mà vẫn cho in và vẫn nhận những lời khen ngợi là "bậc đại thụ" trong việc dịch thuật khi cụ còn sống ?
Vì chả lẽ thầy Đinh Xuân Liêm cứ "khiêm tốn" khi học trò vỗ tay chào mừng một trong Tứ trụ Sử Việt đến lớp, trong khi sách để tên thầy còn rành rành những chữ đầy sự hận thù và bậy trong đó ?
Và rất nhiều câu hỏi nữa.
Có thể trong xã hội Việt Nam, việc viết bậy, nói bậy và những người cầm bút vẫn tỉnh bơ, và coi đây là những chuyện bình thường, ai cũng biết nên chả ai thấy mắc cỡ.
Và nếu đúng là vậy, thì cái xã hội ấy thật như là một xã hội ăn trộm, mà kẻ nào gặp nhau cũng biết ăn trộm là xấu, nhưng vẫn tươi cười chúc nhau ăn trộm và giết người càng nhiều để giàu thêm cả. Đó là sự suy đồi đạo đức.
Vậy sự suy đồi đạo đức này, thông qua việc ép buộc độc giả phải hiểu thế này thế kia, chỉ vì độc giả ham muốn được đọc một quyển sách hay một bài báo viết đúng, là sự vô lý, điều quái lạ và nếu bạn hỏi mình, là cái tát vào sự liêm sỉ của người cầm bút.
Vì người cầm bút mà không còn liêm sỉ đến mức độ phải yêu cầu độc giả tự tìm hiểu, và họ cười cợt vì sự ngu dốt của độc giả "ai kêu anh không biết sách nào đúng hay sai", thì đó là điều mà cả xã hội Việt Nam nên xấu hổ.
Vì thời Pháp thuộc, cũng chả ai dám vỗ ngực nói vậy.
vì thời Mỹ Diệm, cũng chả ai dám ngông nghênh nói vậy.
Và chắc là thời Dân Chủ Cộng Hòa ngoài Bắc, cũng chả ai dám bô bô nói vậy.
Chỉ có ở thế kỷ 21 tại Việt Nam, mới có sự đòi hỏi quái lạ và vô liêm sỉ đến vậy của những người cầm bút.
Đừng để cho độc giả chê giới cầm bút (bao gồm tác giả / báo chí / nhà báo / nhà nghiên cứu, v.v) là "vô liêm sỉ" vì độc giả bị chèn ép đủ thứ. Đã bao giờ độc giả lại phải tự mình bơi lội giữa đống rác sách vở và báo chí chỉ vì độc giả muốn được cầm trong tay một bài viết đúng, một quyển sách hay để mà đọc nhỉ ?
Việt Nam có phải là trong thời chiến mà người ta viết bậy để tuyên truyền đâu ?
Việt Nam có phải là nước dốt nhất thế giới đến độ người cầm bút không biết cả sự liêm sỉ trong việc tự mình phải giữ sự đúng sai giúp cho độc giả đâu ?
Bạn thấy bình thường, còn mình thì thấy đầy sự ô nhục trong ấy.
Mình viết bài này để trả lời cho hết tất cả những lời khuyên hổm rày rằng mình nên "thông cảm" cho Việt Nam.
Sự ép buộc quá đáng này, không liên quan gì đến chính trị chính em cả. Mà nó liên quan đến sự còn hay không liêm sỉ của người cầm bút tại Việt Nam.
Mình có thể nói "thông cảm", nhưng mình gọi việc này là sự ô nhục trong một xã hội khôn vặt, bạn có đau lòng không ?
Nếu có thì xin bạn đừng bắt mình "thông cảm".
Bạn không đồng ý ? Cứ lên tiếng.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào